Czech: Tổng thống cũ, chính sách mới?

Tổng thống CH Séc Milos Zeman họp báo tại Prague sau khi tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai
Tổng thống CH Séc Milos Zeman họp báo tại Prague sau khi tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai
(PLO) - Với việc giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai, Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman đã tiếp tục nắm giữ cương vị người đứng đầu Cộng hòa Czech.

Các nhà phân tích nhận định, chiến thắng này sẽ đánh dấu sự thay đổi nhất định về quan điểm chính trị của nhà lãnh đạo Czech.

Tái đắc cử

Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Cộng hòa Czech năm 2018 diễn ra trong hai ngày 26 và 27-1. Đài Truyền hình Czech dẫn kết quả kiểm phiếu chính thức cho biết ông Zeman đã nhận được 51,95% số phiếu ủng hộ của cử tri, cao hơn đối thủ là Giáo sư, cựu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Czech Jiri Drahos, nhận được 48,04%. Tỷ lệ cử tri Czech đi bầu tại cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai là 66,6%.

Khác với cuộc bỏ phiếu vòng một, tại vòng hai, các cử tri không nhận phiếu bầu qua bưu điện mà nhận trực tiếp tại điểm bầu cử theo đăng ký cư trú. Giữa hai ứng cử viên tranh cử là đương kim Tổng thống Zeman và Giáo sư Drahos, ứng cử viên nào nhận được số phiếu bầu cao hơn sẽ đắc cử, không phụ thuộc vào tỷ lệ phiếu bầu và tỷ lệ cử tri đi bầu cử. Cuộc bầu cử cũng được thực hiện tại các cơ quan đại diện ngoại giao Czech ở nước ngoài.

Trước đó, trong vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Czech 2018 diễn ra ngày 12 và 13-1 vừa qua, Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman với chủ trương không ủng hộ sự tập trung hóa của ban lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), phê phán gay gắt hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn do EU phân bổ và có quan điểm “hướng Đông” khi mong muốn tăng cường hợp tác với Nga và Trung Quốc, giành được 38,57 % số phiếu bầu và Giáo sư, cựu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Czech Drahos, có quan điểm ôn hòa, ủng hộ việc bảo vệ các giá trị dân chủ ở Czech, chủ trương Cộng hòa Czech phải hội nhập sâu hơn vào EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được 26,60%. Tổng thống Milos Zeman và ứng viên Jri Drahos đã phải bước vào vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Séc sau khi không ứng viên nào giành được 50% số phiếu bầu.

Có đổi quan điểm?

Czech là quốc gia theo chế độ cộng hòa đại nghị. Quyền hành chính tối cao tập trung vào Chính phủ và quyền hạn của Tổng thống hầu như chỉ mang tính đại diện. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí Tổng thống ở Czech vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định đối với đời sống chính trị ở quốc gia Đông Âu này. Sau chiến thắng của đương kim Tổng thống Czech Milos Zeman trước đối thủ Jiri Drahos trong vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống, giới chuyên gia phân tích đã có bài nhận định về quan điểm chính trị của ông Zeman trong nhiệm kỳ tới. 

Theo các nhà phân tích, trong nhiệm kỳ Tổng thống cuối cùng theo quy định của Hiến pháp Cộng hòa Czech, Tổng thống Zeman sẽ có sự thay đổi nhất định về quan điểm chính trị. Về đối ngoại, trước tiên là mối quan hệ với EU, trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Zeman đã lên tiếng chỉ trích sự tập trung hóa của ban lãnh đạo EU cũng như phản đối việc áp dụng đồng euro ngay từ bây giờ như tuyệt đại đa số người dân Czech. Tổng thống Zeman từng kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về việc Czech rút khỏi Liên minh châu Âu. Ông cũng từng ủng hộ việc Croatia gia nhập EU, thậm chí cho rằng trong tương lai cả Serbia và Nga cũng có thể là thành viên của EU. 

Trong khi đó, về quan hệ với Nga và Trung Quốc, trước khi tái đắc cử, Tổng thống Zeman được đánh giá là người có quan điểm “hướng Đông”, muốn xích lại gần Nga và Trung Quốc. 

Về vấn đề nhập cư, Tổng thống Czech Milos Zeman đặc biệt có thái độ tiêu cực đối với người nhập cư, phản đối người nhập cư một cách gay gắt, đặc biệt là người nhập cư Hồi giáo. Sau cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 tại châu Âu, Tổng thống Zeman đã gay gắt phản đối quy chế phân bổ hạn ngạch người xin tị nạn trên toàn châu Âu. Dù quốc gia này chỉ tiếp nhận 12 người tị nạn theo cơ chế này, song di cư vẫn là một vấn đề trọng tâm của chiến dịch tranh cử bởi phần đông người dân Czech phản đối việc tiếp nhận những người xin tị nạn.

Về đối nội, việc Tổng thống Zeman tái đắc cử cũng sẽ tác động tới tiến trình thành lập chính phủ Czech hiện nay do ông Andrej Babis, thủ lĩnh phong trào ANO giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 10-2017, đứng đầu. 

Một vấn đề được đặt ra là Tổng thống Zeman ở nhiệm kỳ mới sẽ có thái độ như thế nào đối với các chính đảng của Czech, liệu ông có giữ mối quan hệ gần gũi với phong trào ANO khi sẽ sớm chỉ định việc thành lập chính phủ lần thứ hai trong thời gian tới sau thất bại trong nỗ lực thành lập chính phủ thiểu số lần đầu tiên hay không.

Giới phân tích chính trị Czech và khu vực cũng đánh giá, chiến thắng khá sít sao với cách biệt chỉ 2,73% của Tổng thống Zeman với Giáo sư, cựu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Czech Drahos - đại diện cho hai xu hướng chính trị đối lập nhau - đã cho thấy sự rạn nứt sâu sắc trong xã hội Czech. Từng là một Thủ tướng có tư tưởng thiên tả, ông Zeman thu hút các cử tri nghèo tại vùng nông thôn vốn ít học hành, trong khi ông Drahos, 68 tuổi, là một học giả mới bước chân vào chính trường lại nhận được sự ủng hộ của những cư dân thành thị có trình độ giáo dục cao và giàu có hơn. 

Chính vì vậy, tất cả những quan điểm trong chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Czech Zeman liệu có thay đổi? Các nhà phân tích cho rằng, có nhiều khả năng những tuyên bố trước khi tái đắc cử sẽ được Tổng thống Milos Zeman xem xét lại. Một Tổng thống Zeman ở nhiệm kỳ trước và nhiệm kỳ mới có thể không hoàn toàn giống nhau trong bối cảnh giờ đây ông không chịu áp lực về lá phiếu, về sự hài lòng của số đông nữa. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.