Cựu Tổng thống Ukraine - Yanukovich bị truy nã

Người dân Ukraine tụ tập để tưởng nhớ các nạn nhân trong những vụ đụng độ gần đây tại Kiev
Người dân Ukraine tụ tập để tưởng nhớ các nạn nhân trong những vụ đụng độ gần đây tại Kiev
(PLO) - Chính phủ lâm thời Ukraine ngày 24/2 đã ban hành lệnh truy nã cựu Tổng thống Viktor Yanukovych về cáo buộc giết người hàng loạt, liên quan đến cái chết của những người biểu tình chống Chính phủ ở thủ đô Kiev trong thời gian qua. 
Bộ trưởng Nội vụ lâm thời của Ukraine Arsen Avakhov trên trang facebook chính thức của mình ngày 24/2 cho biết, lệnh truy nã đối với ông Yanukovych và một số quan chức khác vì tội danh “giết chết nhiều dân thường” đã được ban hành. 
“Vụ việc giết chết nhiều người biểu tình hòa bình đã chính thức được mở ra. Ông Yanukovych và những người khác có trách nhiệm về việc này đã bị tuyên bố truy nã” – ông Avakhov cho hay. Ít nhất 82 người, trong đó chủ yếu là những người biểu tình, đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ xảy ra tại Kiev trong tuần qua. 
Theo ông Avakhov, ông Yanukovych đã đến khu tự trị Crimea hôm 23/2 và những nhân viên an ninh của ông ta sau đó đã đưa ông đến một địa điểm chưa xác định được. Trước đó, sau khi ký một thỏa thuận với phe đối lập nhằm chấm dứt cuộc xung đột dẫn đến đổ máu hồi tuần trước, ông Yanukovych đã bị bãi nhiệm và rời khỏi thủ đô Kiev rồi đi về phía Đông Ukraine. 
Ông Avakhov nói rằng, cựu Tổng thống đã cố bay khỏi Donetsk nhưng đã bị ngăn lại nên sau đó đã phải tới Crimea. Căng thẳng cũng đã gia tăng tại Crimea - nơi một số người biểu tình ủng hộ Nga ngày 24/2 đã xô xát với cảnh sát. 
Sự hỗn loạn tại đất nước 46 triệu dân này trong những ngày qua đã dấy lên những lo ngại rằng Ukraine có thể sẽ bị chia cắt. Hôm 23/2, ông Oleksandr Turchinov – vốn là đồng minh thân cận của Thủ tướng Yulia Tymoshenko và là tân Chủ tịch Quốc hội Ukraine – đã tiếp quản chức vụ Tổng thống lâm thời của nước này. Trong bài phát biểu đầu tiên ở cương vị mới, ông Turchinov cam kết sẽ xây dựng một “chính phủ của nhân dân”, đồng thời nói rằng những ưu tiên hàng đầu của ông gồm có giải cứu nền kinh tế và trở lại con đường hội nhập châu Âu. 
“Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Nga trên cơ sở mới công bằng, bình đẳng và láng giềng, thừa nhận và có tính đến lựa chọn hội nhập châu Âu của Ukraine” – ông Turchynov nói thêm. Chính phủ mới của Ukraine dự kiến sẽ ra mắt trong ngày hôm nay (25/2). 
Về phía Nga, tối 23/2 Nga tuyên bố đã triệu hồi đại sứ của mình ở Ukraine là ông Mikhail Zurabov về nước “để tham vấn” về tình hình đang xấu đi tại Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó cáo buộc Ukraine đã đi khỏi khuôn khổ thỏa thuận hòa bình ký hôm 21/2. Ông Lavrov nói phe đối lập thực tế đã “chiếm chính quyền ở Kiev, không chịu giải giáp và tiếp tục ủng hộ bạo lực”. Bộ trưởng Tài chính Nga tuyên bố đợt tiếp theo trong gói cho vay 15 tỉ USD sẽ không được giải ngân, ít nhất là cho đến trước khi một chính phủ mới được thành lập. 
Chính quyền lâm thời Ukraine ngày 24/2 thông báo sẽ cần đến 35 tỉ USD tiền viện trợ từ nước ngoài trong vòng 2 năm tới, trong đó gói giải ngân đầu tiên cần phải được đưa ra trong vòng 2 tuần tới. Bộ Tài chính Ukraine cũng đã yêu cầu các nhà tài trợ phương Tây tổ chức một hội nghị quốc tế trong vòng 2 tuần tới để thông qua kế hoạch viện trợ tài chính. Cả Mỹ và châu Âu đều đã tuyên bố sẽ giúp Ukraine. 
Đại sứ Mỹ Geoffrey Pyatt tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng để giúp Ukraine nhận được trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ quốc tế. Người phụ trách đối ngoại của châu Âu Catherine Ashton cho hay sẽ có 2 ngày làm việc, từ ngày 24 đến 25/2, tại Kiev để bàn về các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế của nước này. EU đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận hàng tỉ USD với Ukraine.  Chính việc ông Yanukovych rút khỏi hợp đồng thương mại với EU đã dẫn tới làn sóng biểu tình lật đổ ông.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...