Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bị bắt khẩn cấp ngày 22/3/2018. Ảnh: Yonhap
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bị bắt khẩn cấp ngày 22/3/2018. Ảnh: Yonhap
(PLO) - Trong tuần qua, một tòa án ở Seoul đã ra lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak với cáo buộc nhận hối lộ, tham ô, trốn thuế và một loạt cáo buộc khác. Đây là người cuối cùng trong số 4 cựu lãnh đạo Hàn Quốc vướng vào vòng lao lý.

Ông Lee bắt đầu được dư luận biết tới từ khi lên làm giám đốc điều hành Công ty Xây dựng Huyndai hồi cuối thập niên 1970 cho tới đầu những năm 1990. Trong vòng 11 năm, ông Lee từ một nhân viên bình thường “vụt sáng như sao” và trở thành người giữ vị trí lãnh đạo của một trong những công ty lớn nhất Hàn Quốc.

Ông Lee bước vào chính trường năm 1992, khi ông được bầu vào Hội đồng Quốc gia. Sau đó 4 năm, ông Lee tái đắc cử nhưng đã tự mình từ chức năm 1998 để tranh cử làm thị trưởng thành phố Seoul. Trên đà được ủng hộ, ông ra tranh cử và nắm giữ vị trí Tổng thống Hàn Quốc từ 2008 đến 2013. 

Công tố viên đã đề nghị ra lệnh bắt ông Lee sau 5 tháng điều tra người thân và phụ tá của ông Lee. Bản thân ông Lee cũng bị thẩm vấn trong hơn 15 giờ, từ ngày 14 đến 15/3. Thẩm phán của Tòa án quận trung tâm Seoul đã chấp thuận lệnh bắt giữ và thừa nhận rằng các tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của ông Lee đã được thiết lập. Tuy nhiên, một thẩm phán tại Toà án trung tâm quận tại Seoul phê duyệt lệnh bắt giữ bày tỏ lo ngại cựu Tổng thống Hàn Quốc có thể sẽ tìm cách tiêu hủy bằng chứng.

Theo AFP, cựu Tổng thống 76 tuổi này bị áp tải trong chiếc sedan màu đen di chuyển từ nhà ông tới một nhà tù ở phía Đông Seoul. Ông đang phải đối mặt với ít nhất 12 tội danh, trong đó có cáo buộc nhận 11 tỷ won (10,2 triệu USD) tiền hối lộ từ cơ quan tình báo quốc gia và các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là Tập đoàn Samsung đã chi một khoản mua một lệnh ân xá từ Tổng thống vào năm 2009 Chủ tịch Lee Kun-hee bị kết án trốn thuế được hưởng án tù treo. 

Ông cũng bị buộc tội trốn thuế, chiếm đoạt 35 tỷ won từ một công ty DAS. Về mặt giấy tờ, DAS thuộc quyền sở hữu của Lee Sang-eun - anh trai của ông Lee Myung-bak. Tuy nhiên truyền thông Hàn Quốc cho rằng vị cựu Tổng thống mới là vị chủ thực sự của công ty tai tiếng này. Cựu giám đốc điều hành DAS Kim Sung-woo qua các cuộc thẩm vấn thừa nhận đã chuyển 35 tỷ won cho ông Lee.

Ngoài ra còn có các cáo buộc còn lại bao gồm lạm dụng quyền lực, vi phạm tín nhiệm, cất giấu trái phép tài liệu Tổng thống và vi phạm luật bầu cử. Nếu bị kết tội vì tất cả các tội danh trên, ông Lee có thể sẽ phải lĩnh án phạt 45 năm tù. Tuy nhiên, ông Lee đã bác bỏ mọi cáo buộc và gọi cuộc điều tra là hành động “trả thù chính trị”.

Người kế nhiệm của ông Lee Myung-bak, bà Park Geun-hye cũng dính bê bối tham nhũng, và phải đối mặt với mức án 30 năm tù. Ngoài ông Lee và bà Park, Hàn Quốc cũng từng chứng kiến khá nhiều bê bối chính trị. Hai cựu Tổng thống khác là Chun Doo-hwan và người kế nhiệm Roh Tae-woo cũng bị bắt giữ vì cáo buộc tham nhũng và đàn áp người biểu tình giữa thập niên 1990, sau khi họ rời nhiệm sở. Cựu Tổng thống khác của Hàn Quốc, ông Roh Moo-hyun đã tự sát sau khi các công tố viên tiến hành điều tra gia đình ông về các cáo buộc tham nhũng. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.