Cựu Tổng thống Donald Trump 'đòi' Taliban trả lại kho vũ khí Mỹ đầu tư cho Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 2 thập kỷ qua, Mỹ đã dành 83 tỷ USD từ ngân sách để đào tạo, trang bị cho quân đội và cảnh sát Afghanistan. Tại thời điểm này, không ai thực sự biết giá trị của các thiết bị quân sự đã bị Taliban thu giữ từ quân đội Afghanistan. 

Ngày 30/8, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố, "Tất cả các thiết bị quân sự phải được yêu cầu trả lại ngay cho Hoa Kỳ, bao gồm từng xu trong số 85 tỷ USD chi phí trang bị quân sự cho Afghainistan". Một phiên bản của tuyên bố này cũng được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội của Mỹ rằng, bằng cách nào đó, Taliban đã tiêu hết 83 tỷ USD vũ khí của Mỹ.

Hãng tin Pars Today đưa tin, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump còn gợi ý thêm rằng Mỹ nên "gây chiến với Taliban một lần nữa" nếu Taliban từ chối trả lại các thiết bị quân sự đó.

Mỹ "rót" 83 tỷ USD đầu tư cho khả năng quốc phòng và an ninh Afghanistan

Con số 83 tỷ USD - về mặt kỹ thuật, 82,9 tỷ USD - là từ ước tính trong báo cáo hàng quý ngày 30/7 của Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) về tất cả các khoản chi cho Quỹ Lực lượng An ninh Afghanistan kể từ khi Mỹ hiện diện quân sự ở nước này năm 2001. Trong những năm gần đây, việc chi tiêu đã giảm xuống. Trong năm tài chính 2021, khoảng 3 tỷ USD đã được chi cho lực lượng an ninh, tương tự như năm 2020.

Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ đã chi khoảng 36 tỷ USD để hỗ trợ Chính phủ Afghanistan trước khi Taliban kiểm soát. Tổng chi phí này lên tới hơn 144 tỷ USD.

Các chiến binh Taliban tuần tra sân bay quốc tế ở Kabul, Afghanistan hôm 30/8. Ảnh: AP

Các chiến binh Taliban tuần tra sân bay quốc tế ở Kabul, Afghanistan hôm 30/8. Ảnh: AP

Trong mọi trường hợp, 83 tỷ USD được chi cho Lực lượng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Afghanistan (ANDSF) suốt hai thập kỷ qua, bao gồm gần 19 tỷ USD được chi từ năm 2002 đến năm 2009.

Một báo cáo của Văn phòng Giải trình Chính phủ (GAO) năm 2017 ước tính rằng khoảng 29% ngân quỹ chi cho lực lượng an ninh Afghanistan từ năm 2005 đến năm 2016 là dành cho trang thiết bị và phương tiện đi lại. (Chi phí vận chuyển liên quan đến vận chuyển thiết bị và cho phi công theo hợp đồng và máy bay để đưa đón các quan chức đi họp).

Như vậy, trang thiết bị được cung cấp cho các lực lượng Afghanistan lên tới 24 tỷ USD trong vòng 20 năm. GAO cho biết khoảng 70% thiết bị thuộc về quân đội Afghanistan và phần còn lại thuộc về cảnh sát quốc gia (thuộc Bộ Nội vụ).

Không ai biết chính xác những gì đã rơi vào tay Taliban

GAO ước tính, từ năm 2005 đến năm 2016, quân đội và cảnh sát Afghanistan được trang bị 76.000 phương tiện (chẳng hạn như 43.000 xe bán tải Ford Ranger, 22.000 Humvee và 900 phương tiện phục kích chống mìn được gọi là MRAP), 600.000 vũ khí các loại và hơn 200 máy bay. Tất nhiên, một số thiết bị này có thể đã lỗi thời hoặc bị phá hủy - hoặc không thể sử dụng được nữa.

Báo cáo của SIGAR cho thấy 167 chiếc trong tổng số 211 máy bay đó có thể sử dụng được nhưng Không quân Afghanistan (AAF) vẫn thiếu phi công đủ tiêu chuẩn. Taliban đã nhắm mục tiêu các phi công để ám sát.

Vấn đề nữa là Afghanistan đã không có đủ đội bảo trì để bảo dưỡng máy bay. “Nếu không có sự hỗ trợ liên tục của nhà thầu, không một khung máy bay nào của AAF có thể duy trì hiệu quả chiến đấu trong hơn một vài tháng, tùy thuộc vào nguồn cung cấp các bộ phận thiết bị trong nước, khả năng bảo trì trên từng khung máy bay và thời gian rút hỗ trợ của nhà thầu".

Chỉ trong hai năm 2017 - 2019, Mỹ đã đầu tư cho Afghanistan 7.035 khẩu súng máy (Ảnh: Các chiến binh Taliban gác tại một trạm kiểm soát ở thành phố Kunduz, miền bắc Afghanistan)

Chỉ trong hai năm 2017 - 2019, Mỹ đã đầu tư cho Afghanistan 7.035 khẩu súng máy (Ảnh:

Các chiến binh Taliban gác tại một trạm kiểm soát ở thành phố Kunduz, miền bắc Afghanistan)

Sau khi kiểm soát Afghanistan, Taliban đã thu giữ một số máy bay trực thăng Black Hawk, bao gồm cả những chiếc mà Hoa Kỳ mới xuất xưởng trong năm nay theo yêu cầu của cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani. Tuy nhiên, chỉ có phi hành đoàn cơ khí Black Hawk đầu tiên được đào tạo, vì vậy quân đội “có thể sử dụng không quá một chiếc UH-60 mỗi đêm cho các nhiệm vụ trực thăng,” SIGAR cho biết.

Ngoài ra, có thể Taliban đã thu giữ các cơ sở và trang thiết bị được Mỹ bàn giao cho lực lượng an ninh Afghanistan khi quân đội Mỹ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Nhưng Tướng Kenneth F. McKenzie Jr., Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ, cho biết trước khi rời sân bay Kabul vào ngày 30/8, quân đội đã “phi quân sự hóa” 70 chiếc MRAP, 27 chiếc Humvee và 73 chiếc máy bay.

“Những chiếc máy bay đó sẽ không bao giờ bay nữa. Chúng sẽ không bao giờ có thể được điều hành bởi bất kỳ ai" - Tướng Kenneth F. McKenzie Jr. cho biết.

Anthony H. Cordesman thuộc Trung tâm cho biết: “Không ai có thể tính toán chính xác những gì đã rơi vào tay Taliban. Tuy nhiên, về mặt thô sơ, nếu ANDSF không thể duy trì hoạt động mà không có các nhà thầu nước ngoài, thì Taliban sẽ gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng trong việc vận hành các thiết bị hầu hết là các máy bay, nhiều thiết bị điện tử và vũ khí hạng nặng”.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.