Cứu sống trẻ bệnh tim bẩm sinh bị tắc động mạch

Bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch Ảnh: BVCC
Bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhi N. X. P. 14 tuổi, ở Bạc Liêu nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, đau nhức chân phải, không bắt được mạch khoeo chân phải.

Thông tin từ BVĐK Trung ương Cần Thơ cho biết, sau khi bệnh nhi nhập viện, các bác sĩ nhiều chuyên khoa đã hội chẩn và thực hiện các xét nghiệm cấp cứu.

Kết quả siêu âm tim màu, mạch máu và chụp cắt lớp vi tính mạch máu có cản quang đã ghi nhận tắc hoàn toàn đoạn xa động mạch đùi nông chân phải do huyết khối. Ngoài ra, bệnh nhi còn bị thông liên thất kích thước lớn, shunt 2 chiều, tăng áp động mạch phổi rất nặng.

Thông liên thất là một bệnh lý tim bẩm sinh, có sự hình thành 1 lỗ giữa hai buồng tâm thất.

Các biểu hiện thông liên thất thường thấy ở trẻ là khó thở hoặc thở nhanh, trẻ bỏ ăn, ăn kém, trẻ nhanh bị mệt, hay bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy huyết khối với chẩn đoán: tắc động mạch khoeo phải cấp, thông liên thất shunt 2 chiều - hội chứng Eisenmenger. Tình trạng nặng với nguy cơ tử vong cao do tăng áp phổi – hội chứng Eisenmenger.

Ê kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ của 2 khoa đã thực hiện bộc lộ động mạch đùi chung phải, đùi nông và đùi sâu, kiểm tra động mạch đùi chung còn đập, dùng dụng cụ lấy ra nhiều huyết khối đùi nông và đùi sâu, đặt dẫn lưu theo dõi, kiểm tra động mạch chày sau đập tốt. Phẫu thuật diễn ra thành công sau 70 phút.

Hiện bệnh nhi tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, mạch chày trước, chày sau bên phải rõ, chi phải ấm, hồng,tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa ngoại lồng ngực mạch máu.

Theo BS.CKII Trần Huỳnh Đào - Trưởng Khoa Gây mê hồi sức BVĐK Trung ương Cần Thơ: Gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo là thách thức đối với các bác sĩ, dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.

Bệnh nhân lại có hội chứng Eisenmenger - dị tật tim bẩm sinh, trong đó tồn tại một dòng máu bất thường chạy giữa các buồng tim thông qua các lỗ thông, tạo nên sự hòa trộn máu đỏ tươi là máu giàu oxy và màu đỏ sẫm là máu nghèo oxy.

Hậu quả là các cơ quan trong cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu oxy cần thiết. Bệnh nhân mắc Hội chứng Eisenmenger có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghuy hiểm như cơn thiếu oxy cấp tính, áp xe não, thuyên tắc mạch, tạo huyết khối, dễ chảy máu do giảm tiểu cầu... ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nguy cơ biến chứng và tử vong phẫu thuật của bệnh có tăng áp động mạch phổi, và hội chứng Eisenmenger là cao đặc biệt nếu là phẫu thuật cấp cứu.

Nói thêm về ca cấp cứu nguy kịch trên, BSCKII.Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc BVĐK Trung ương Cần Thơ cho biết: Ca phẫu thuật được thành công phải có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của nhiều chuyên khoa: cấp cứu, tim mạch, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, ngoại lồng ngực mạch máu... Trong đó, đặc biệt phải kể đến đội ngũ gây mê hồi sức, sẽ phải đảm bảo an toàn phẫu thuật cho bệnh nhân nguy cơ tử vong rất cao này.

Đặc biệt trong các ca bệnh lý nặng nề của hệ tim mạch như Hội chứng Eisenmenger càng cần phải có đội ngũ gây mê hồi sức giỏi. Từ đó mới có thể đảm bảo duy trì cho bệnh nhân ổn định thì phẫu thuật viên mới toàn tâm phẫu thuật thành công.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.