Cứu sống người phụ nữ mắc bệnh 'hiếm', nguy cơ tử vong cao

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một người phụ nữ 67 tuổi mắc hội chứng Lyell - một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt khi diện tích tổn thương da lên đến 92% cơ thể vừa được cứu sống ngoạn mục.

Bệnh nhân là bà N.T.T (1958) được chỉ định điều trị bằng erythromycin, một loại kháng sinh thường dùng trong nhiễm khuẩn hô hấp và da. Tuy nhiên, sau khoảng 3 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tổn thương da lan rộng toàn thân, nhiều vùng da bong tróc, trợt loét, thượng bì bị xé rách từng mảng, dấu hiệu điển hình của hội chứng Lyell.

Sau đó, bệnh nhân đã lần lượt điều trị tại hai cơ sở y tế, tuy nhiên tình trạng không thuyên giảm và tiếp tục chuyển nặng. Trước diễn tiến nặng, các bác sĩ mời hội chẩn liên viện với Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM).

Trung tá, BSCK2 Thân Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Khoa Bỏng – Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Quân y 175 đã trực tiếp đến thăm khám bệnh nhân và đánh giá đây là ca bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong lên đến 50%, cần được chuyển tuyến điều trị tại đơn vị chuyên sâu về bỏng và tổn thương da. Ngay sau hội chẩn, bệnh nhân được tiếp nhận và chuyển về Khoa Bỏng – Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Quân y 175 để triển khai phác đồ điều trị chuyên biệt.

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân tổn thương gần như toàn bộ cơ thể (khoảng 92%), có nhiều mảng bong tróc trợt da, phỏng nước, hoại tử thượng bì tiến triển, đặc biệt nặng những phần tì đè như lưng, mông. Bệnh nhân đau nhiều, không tự ngồi dậy được kèm theo triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

Các bác sĩ đã lập tức triển khai phác đồ điều trị tích cực, kết hợp hồi sức, kháng sinh phổ rộng, ức chế miễn dịch, dinh dưỡng đường tĩnh mạch, chăm sóc vết thương và thay băng hằng ngày. Do diện tích tổn thương gần như toàn thân, mỗi lần thay băng kéo dài gần 2 tiếng, huy động 5–6 nhân viên phối hợp liên tục, yêu cầu kỹ thuật cao và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

BS Thân Văn Hùng cho biết: “Đây là ca bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao, đòi hỏi phải điều trị tích cực trong tuần đầu để vượt qua giai đoạn nguy kịch. Hội chứng Lyell khiến da mất hoàn toàn chức năng bảo vệ, dễ nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, đặc biệt ở bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Những trường hợp như vậy là cả một cuộc chiến giữ lại sự sống”.

Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân bắt đầu cải thiện: giảm sốt, bớt đau, vùng da tổn thương bắt đầu thu nhỏ dần. Đến ngày 4/6, bệnh nhân được xuất viện trong trạng thái ổn định, diện tích tổn thương còn 10%, đã có thể tự đi lại nhẹ nhàng.

Hội chứng Lyell (TEN – Toxic Epidermal Necrolysis) là phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với thuốc, gây hoại tử lớp thượng bì và bong tróc toàn thân. Đây là bệnh lý hiếm gặp, nhưng có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc có nhiều bệnh lý nền.

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.