Cứu sống mẹ con sản phụ suy hô hấp nặng mắc COVID-19

Các y bác sĩ BVĐK Trung ương Cần Thơ nỗ lực điều trị cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm. (Ảnh: BVCC)
Các y bác sĩ BVĐK Trung ương Cần Thơ nỗ lực điều trị cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật cấp cứu trong đêm. (Ảnh: BVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa thành công cứu sống mẹ con sản phụ 22 tuổi suy hô hấp nặng mắc COVID-19. 

Trước đó, vào lúc 15h30 ngày 13/7/2021, BVĐKTƯ Cần Thơ tiếp nhận thai phụ N.T.N.H, 22 tuổi, địa chỉ ở Đồng Tháp được tuyến trước chuyển đến với chẩn đoán: Nhiễm SARS-CoV-2 suy hô hấp tiến triển nhanh - viêm phổi nặng, thai 34 tuần đang thở máy. Tình trạng nguy kịch cả mẹ và con .

Ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn với nhiều chuyên khoa và Bệnh viện Chợ Rẫy qua hình thức trực tuyến. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu và thực hiện chặt chẽ và tuân thủ đúng những quy định của Bộ Y tế về phòng chống lây nhiễm chéo COVID-19. Kết quả bé gái cân nặng 2.100 gr suy hô hấp nặng được các bác sĩ hồi sức và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ để điều trị.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển lại đơn vị Hồi sức tích cực điều trị COVID-19, mặc dù được can thiệp kịp thời, nhưng bệnh nhân suy hô hấp tiến triển rất nhanh, đi vào tình trạng suy hô hấp nguy kịch, huyết áp thấp phải duy trì thuốc vận mạch , tổn thương gần như hoàn toàn cả hai bên phổi.

Các bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân và hội chẩn trực tuyến Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định phải thực hiện cấp cứu kỹ thuật ECMO mới có thể cứu vãn sinh mạng người bệnh. Ê-kíp điều trị bệnh nhân bao gồm khoa Bệnh Nhiệt đới, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc tiến hành áp dụng kỹ thuật ECMO và lọc máu liên tục và đặc biệt kỹ thuật ECMO dưới sự hỗ trợ trực tuyến của chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sau 120 phút hết sức khẩn trương, phối hợp các biện pháp hồi sức để duy trì sinh mạng người bệnh, ê kíp đã thực hiện thành công thiết lập hệ thống ECMO, giúp bệnh nhân tạm thời thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, đánh giá liên tục và sử dụng phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực với kỹ thuật ECMO, thở máy bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokines, chống đông phòng huyết khối, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng.

Sau 10 ngày điều trị tích cực, sáng ngày 23/7/2021 chức năng phổi và toàn trạng bệnh nhân dần hồi phục, bệnh nhân cai được ECMO và máy thở, đã ngưng thở oxy; bệnh nhân tỉnh, xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 âm tính hai lần.

Sau 10 ngày điều trị và nỗ lực chăm sóc sức khỏe của bé cũng đã ổn định (đã ngưng thở máy), không cần hỗ trợ hô hấp, bú tốt. (ảnh: BVCC)

Sau 10 ngày điều trị và nỗ lực chăm sóc sức khỏe của bé cũng đã ổn định (đã ngưng thở máy), không cần hỗ trợ hô hấp, bú tốt. (ảnh: BVCC)

Riêng cháu bé, sau khi sinh được đặt nội khí quản và chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ điều trị. Tình trạng lúc nhập viện trẻ sinh non bị rối loạn đông máu, thiếu máu - viêm phổi nặng - suy hô hấp. Bằng năng lực chuyên môn với các kỹ thuật chuyên sâu. Sau 10 ngày điều trị và nỗ lực chăm sóc sức khỏe của bé cũng đã ổn định (đã ngưng thở máy), không cần hỗ trợ hô hấp, bú tốt.

Theo Bác sĩ Phạm Thanh Phong đánh giá, đây là trường hợp bệnh nặng và khó, bởi bệnh nhân mắc COVID-19 trong khi mang thai, nhập viện với tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con. Việc mẹ và con sản phụ vượt qua cơn nguy kịch là niềm vui không thể diễn tả của cả gia đình cũng như cả đội ngũ nhân viên y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Đọc thêm

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.