Cứu sống bệnh nhân nhờ tái tạo van tim bằng vật liệu tự thân

Ca phẫu thuật tái tạo van tim bằng vật liệu tự thân
Ca phẫu thuật tái tạo van tim bằng vật liệu tự thân
(PLVN) - Ngày 14/2, Bệnh viện Đa khoa TP Đà Nẵng cho biết, lần đầu tiên ê kíp của Bệnh viện đã kết hợp chuyên gia người nước ngoài vừa tạo hình thành công toàn bộ van động mạch chủ bằng màng tim tự thân (phương pháp Ozaki).

Bệnh nhân là anh Tống Phước B. (46 tuổi, ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng), bị hở van động mạch chủ mức độ nặng. Trước đó 1 tuần, bệnh nhân Phước B. nhập viện trong tình trạng suy tim cấp, do hở van động mạch chủ mức độ nặng. 

Theo bác sĩ, qua thăm khám, kiểm tra xét nghiệm, bệnh viện phát hiện ông B. bị hở nặng van động mạch chủ do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Sau khi điều trị ổn định tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tạo hình van động mạch chủ. Ca phẫu thuật với sự giúp đỡ về chuyên môn của giáo sư Oliver đến từ bệnh viện trường Đại học Basel, Thụy Sĩ.

Phương pháp Ozaki phẫu thuật tạo hình van động mạch chủ bằng màng tim tự thân này, các bác sĩ đã tận dụng màng ngoài tim để sữa chữa các “lỗi”, “sự cố” van tim, cụ thể ở đây là tái tạo van động mạch chủ bị hỏng. Đây cũng là kỹ thuật khó đòi hỏi kỹ năng phẫu thuật tối ưu của các y bác sĩ, các phẫu thuật viên… cùng trang thiết bị tiêu chuẩn “Ozaki” của Nhật Bản.

Bệnh viện đa khoa đưa vào hoạt động Trung tâm tim mạch lớn nhất miền Trung
Bệnh viện đa khoa đưa vào hoạt động Trung tâm tim mạch lớn nhất miền Trung

Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hải, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Can thiệp tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng): Ưu điểm của phẫu thuật này so với thay van động mạch chủ thông thường là người bệnh không cần phải sử dụng thuốc chống đông thường xuyên sau phẫu thuật và có thể sinh hoạt, làm việc giống như người bình thường. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được những bất tiện thậm chí nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc chống đông máu như mất máu, thiếu máu gây ra…

Phẫu thuật tạo hình van động mạch chủ thành công bằng phương pháp Ozaki đã góp phần nâng tầm vị trí của Bệnh viện Đà Nẵng trên “bản đồ” phẫu thuật và can thiệp tim mạch, giúp mang lại cơ hội sống, sống chất lượng hơn cho bệnh nhân khu vực miền Trung. 

Cùng ngày 14/2, Trung tâm tim mạch có trên 220 giường bệnh hiện đại nhất miền Trung của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cũng chính thức đưa vào hoạt động, đón hàng trăm bệnh nhân ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên đến khám, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim. 

Theo ThS-BS Nguyễn Bá Triệu, Trưởng khoa Tim bẩm sinh và cấu trúc, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng, đã có rất nhiều trường hợp dị tật tim được xử lý kịp thời và thành công, cứu sống các bệnh nhân tại Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng). Từ năm 2014, các y bác sĩ của trung tâm bắt tay vào thực hiện can thiệp và phẫu thuật những ca tim bẩm sinh phức tạp như không lỗ van động mạch phổi, tứ chứng Fallot… Trong đó, đỉnh cao của những kỹ thuật thuộc hàng khó là can thiệp dị tật chuyển vị đại động mạch, là kỹ thuật mà không nhiều trung tâm trong nước có thể thực hiện thành công, cứu sống rất nhiều bệnh nhi sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh.  Hiện các y bác sĩ, kỹ thuật viên của trung tâm thực hiện được hơn 90% các kỹ thuật phẫu thuật, can thiệp hiện đại trên thế giới.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.