Cứu người phụ nữ bị ong đốt nguy kịch ở Bạc Liêu

Vết ong đốt trên tay bệnh nhân.
Vết ong đốt trên tay bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong lúc dọn dẹp bụi cỏ, người phụ nữ 62 tuổi, ở TP Bạc Liêu bị ong bắp cày đốt hơn 50 vết dẫn đến sốc phản vệ cấp độ nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
Cấp cứu thành công một nữ bệnh nhân bị ong bắp cày đốt hơn 50 vết.

Cấp cứu thành công một nữ bệnh nhân bị ong bắp cày đốt hơn 50 vết.

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 21/11, trong lúc dọn dẹp bụi cỏ, bà T.H.C (62 tuổi, ngụ phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) thì bị ong bắp cày đốt trên 50 vết dẫn đến sốc phản vệ cấp độ nặng, gây nguy hiểm tính mạng. Bệnh nhân có biểu hiện tê đầu lưỡi, tê cứng hàm, toàn thân nổi mề đay, mệt, choáng, khó thở, ngất xỉu, nên được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hướng - Phó Trưởng khoa Hồi Sức Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết, bệnh nhân phản ứng phản vệ độ 2 do ong đốt dẫn đến suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi Sức Cấp Cứu để tiếp tục điều trị nội khoa tích cực và tiến hành lọc máu liên tục kết hợp lọc máu hấp phụ để đào thải các độc tố do ong đốt.

Sau 24 giờ lọc máu liên tục và điều trị nội khoa tích cực, tình trạng sức khỏe bệnh nhân C. được cải thiện đáng kể. Các vết ong đốt giảm đau nhức, sưng nề, sinh hiệu ổn định, tình trạng tổn thương đa cơ quan và rối loạn đông máu của bệnh nhân được kiểm soát. Bệnh nhân tỉnh táo, có thể ăn uống và nói chuyện được bình thường, sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

“Nọc của ong bắp cày rất độc và nguy hiểm. Trường hợp bị ong đốt nhiều vết, nếu không kịp thời điều trị có thể làm tổn thương đa cơ quan và tử vong”, Bác sĩ Nguyễn Văn Hướng nói thêm.

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân P.V.T bị ong đốt hơn 120 vết vùng đầu, mặt, vai, lưng và tay...

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân P.V.T bị ong đốt hơn 120 vết vùng đầu, mặt, vai, lưng và tay...

Trước đó, ngày 27/7/2023, bệnh nhân P.V.T (68 tuổi, ngụ xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) bị ong vò vẽ đốt hơn 120 vết ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Qua 21 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, sức khỏe của bệnh nhân P.V.T hiện tại đã ổn định, không còn khó thở, vị trí vết đốt giảm đau, giảm sưng nề, tình trạng tổn thương đa cơ quan và đặc biệt là tổn thương thận cấp đang dần hồi phục khá tốt. Hôm nay, bệnh nhân đã được xuất viện và hẹn tái khám kiểm tra, đánh giá lại sau khi hết thuốc.

Thông tin từ bệnh viện, nọc của ong vò vẽ rất độc và nguy hiểm. Người bệnh P.V.T bị ong vò vẽ đốt với số lượng nhiều, nếu không điều trị kịp thời thì có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Các loại ong thường hay đốt người là ong mật, ong bầu, ong vàng, ong vò vẽ. Sau khi đốt các chất trong nọc ong gây ra phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, làm ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mao mạch, tổn thương nhiều cơ quan, về lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận và khó giữ được tính mạng.

"Do đó khi bị ong đốt ngoài việc xử trí vết thương tại chỗ, giảm đau thì người bị ong đốt cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị ong đốt kèm theo có biểu hiện nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu,… cần khẩn cấp gọi ngay cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời”, phía bệnh viện khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.