21 người may mắn chạy thoát tại 2 vụ sạt lở tại Nam Trà My
Nhiều công nhân nhà máy thủy điện Đăkmi 2 đang bị cô lập sau sạt lở
Người thoát nạn bàng hoàng kể thời khắc núi đổ vùi cả làng ở Trà Leng
+ Ấn F5 để tiếp tục cập nhật
Phóng viên Danh Tạo của báo Pháp luật Việt Nam cho biết, chiều nay, ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam thông tin, lực lượng chức năng đang tiến hành giải cứu hơn 200 công nhân bị mắc kẹt bằng cáp treo.
Ông Hà cho biết, sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã huy động nguồn lực để thực hiện giải cứ. Nếu điều kiện thời tiết gây trở ngại cho việc đưa các công nhân ra ngoài thì sẽ tiếp tế đủ lương thực trước.
Tuy nhiên, từ sáng đến trưa nay, do nước sông Đăk Mi (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) lên nhanh nên lực lượng chức năng đã sử dụng cáp treo và tiếp cận các nạn nhân, cố gắng đưa hết số công nhân mắc kẹt ra ngoài.
Tuy nhiên, Công ty Thủy điện Đăk Mi 2 cho biết, đơn vị này sẽ giữ 70 người ở lại để bảo vệ công trình và lương thực còn đủ 1 tuần nên chưa cần thiết phải tiếp tế vì địa điểm này vẫn đảm bảo an toàn.
Thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam cho biết, chiều 30/10, sau khi nước lũ trên sông Nước Mét, đoạn có cầu bê tông (đã bị lũ cuốn trôi) bắc ngang qua Thủy điện Đăk Mi 2 hạ dần, các công nhân của thủy điện Đăk Mi 2 đã sử dụng dây cáp làm ròng rọc và tự thoát ra khỏi khu vực cô lập. Hiện tại có khoảng 70 công nhân thoát khỏi khu vực nhà máy.
Do vị trí các khu vực thủy điện Đăk Mi 2 bị sạt lở nặng nên nhiều công nhân chưa đến được trung tâm nhà máy để thoát ra ngoài.
Được biết, sau khi nhận được thông báo vụ sạt lở núi tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 2 bị cô lập, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam đã tham mưu Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và UBND tỉnh, thiết lập Sở Chỉ huy tiền phương TKCN tại xã Phước Công, huyện Phước Sơn để trực tiếp điều hành công tác tìm kiếm, ứng cứu người bị nạn.
Các phương án khẩn trương được đưa ra, trong đó nếu việc tiếp tế lương thực cho các công nhân bằng đường bộ và đường thủy gặp khó khăn, sẽ tính đến phương án dùng trực thăng cứu hộ. Tuy nhiên, hiện nay thời tiết các xã miền núi cao huyện Phước Sơn sương mù dày đặc nên chưa thể dùng phương án cứu hộ đường không.
Hiện tại các lực lượng chức năng đang tích cực điều chỉnh phương án để tiếp cận hiện trường vụ sạt lở núi và Thủy Điện bị cô lập trong thời gian sớm nhất.
Lực lượng tiền trạm đang cơ động theo hướng từ xã Phước Kim qua Phước Thành để đến Phước Lộc. Hiện lực lượng này đã đến xã Phước Thành, cách hiện trường xã Phước Lộc, nơi còn 8 người dân mất tích hơn 8km đường rừng.
Đoàn công tác của Tỉnh ủy do Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phan Việt Cường dẫn đầu đã có mặt tại Phước Sơn để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn tại các điểm sạt lở. Trước đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo hoãn cuộc họp HĐND tỉnh (dự kiến diễn ra hôm nay 30/10) để tập trung cho công tác cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở.
Theo báo cáo, hiện nay các tuyến đường đi Phước Kim, Phước Lộc, Phước Thành đã thông tuyến đến cầu Xà Oai. Hiện vẫn còn khá nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đường vào khu vực sạt lở vùi lấp 11 người dân xã Phước Lộc.
Hiện nay xã Phước Lộc còn 6 người mất tích trong tổng số 13 người, gồm 11 người ở thôn 3 (thôn 6 cũ) và 2 cán bộ bị vùi lấp ở thôn 1 khi đang trên đường công tác.
Dùng dây cáp đưa công nhân vượt sông. Ảnh: thanhnien.vn |
Trưa nay, đoàn công tác đã tiếp cận được thủy điện Đăk Mi 2. Khoảng 10 công nhân vừa bơi qua dòng nước dữ (có dây cáp căng ngang), trở về nhà sau. Hiện, lực lượng chức năng đang hỗ trợ đưa các công nhân thủy điện Đăk Mi 2 qua sông.
Sáng 30/10/2020, tại UBND huyện Phước Sơn (Quảng Nam), Sở chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở đất ở huyện Phước Sơn họp bàn phương án tiếp cận hiện trường. Đây không chỉ là sạt lở đất mà là một vụ lũ quét, rất nguy hiểm cho công tác tìm kiếm cứu nạn.
Trước mắt, việc tiếp cận hiện trường của lực lượng bên ngoài rất khó khăn và nguy hiểm do còn hơn 1.000 điểm sạt lở , suối chảy siết nên có khả năng gây thương vong cho đoàn tìm kiếm cứu nạn.
Vì vậy, ông Nguyễn Mạnh Hà, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Quảng Nam người trực tiếp chỉ huy cứu nạn 11 người ở xã Phước Lộc cho biết, dự kiến, nếu thời tiết thuận lợi, lực lượng quân đội có thể đưa máy bay để tiếp cận điểm sạt lở tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam).
Một vấn đề quan trọng nữa là lo cứu người đang bị đói vì bị mất nhà, đồ đạc ở các xã Phước Lộc, Phước Thành, Phước Kim. "Hàng chục nhà dân ở xã Phước Lộc bị sập, hiện tại không có cả tấm bạt để che nắng mưa. Thậm chí cả mì tôm, muối... không còn để ăn. Tình hình hiện còn khó khăn hơn cả thời chiến tranh", ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam nói.
Họp bàn công tác cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn huyện Phước Sơn (Quảng Nam) |
Lãnh đạo huyện Phước Sơn cho biết, trong sáng nay, lãnh đạo tỉnh sẽ trực tiếp lên và tiếp tục có những cuộc họp để sớm đưa ra phương án tiếp cận những hộ dân còn bị cô lập để sớm cứu đói, lo chỗ ở cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, nắm bắt tình hình sạt lở trên địa bàn, huyện đã tích trữ khoảng 4 tấn gạo, 100 thùng mì tôm trước khi bão số 9 đổ bộ. Vì vậy, UBND huyện Phước Sơn sẽ dùng số lương thực này để cứu trợ cho người dân ở các xã bị sạt lở.
Theo VOV, sáng nay huyện miền núi Phước Sơn, trời bắt đầu mưa nhỏ, việc mở đường tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở xã Phước Lộc làm 11 người mất tích càng khó khăn hơn. Từ thị trấn Khâm Đức, thủ phủ huyện Phước Sơn vào xã Phước Lộc xa 45km. Từ trung tâm xã vào thôn 6, nơi xảy ra sạt lở cũng chừng 15km, phải mất vài giờ đi bộ. Sau trận mưa lớn vừa qua, đường sá bị sạt lở cắt đứt. Việc mở đường, thông tuyến trở lại vô cùng khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Quảng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, hiện tại các tuyến đường và thôn 6 xã Phước Lộc bị đất đá vùi lấp, xe ô tô không thể di chuyển được. Ngày hôm qua, nắng ráo, lực lượng cứu nạn của tỉnh Quảng Nam gồm bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn đã nỗ lực san gạt đất đá nhưng cũng chỉ tới được xã Phước Kim. Phương án mở đường tiếp cận từ hướng tỉnh Kon Tum cũng đã được tính đến. Tuy nhiên, phía tỉnh Kon Tum cho biết, bên đó cũng đang sạt lở nặng, rất nguy hiểm cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích đang được triển khai, tuy nhiên do xe cơ giới không thể tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở nên chỉ đào thủ công.
Với khoảng 217 công nhân mắt kẹt tại Thủy điện Đăk Mi 2: lực lượng cứu hộ đã dùng dây cấp chyển lương thực, hàng hóa bằng cáp treo qua sau khi cầu bị sập gây chia cắt. Các công nhân báo ra vẫn khỏe mạnh, sức khỏe tốt, nhưng lương thực chỉ còn khoảng 2 ngày.
Đại tá Trương Quang Nhạn – Phó tham mưu trưởng Quân khu 5 cho biết, theo khảo sát, mặt đập đã xây dựng xong, có khả năng đáp máy bay, thả lương thực được, nhưng đang sương mù nên chưa cho máy bay tiếp cận được.
Hiện lực lượng cứu hộ đang tiếp tục gia cố cáp treo, tìm cách đưa người ra, nhưng vẫn rất nguy hiểm. Suối bình thường 20 phân, giờ cao 2m. Ở đây là lũ quét chứ không phải sạt núi.