Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô nói 'nếu không làm sai thì bị... đuổi việc'

Bị cáo tại tòa.
Bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 23/12, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Dương Văn Hòa (SN 1983, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Đông Đô và 9 bị cáo khác là các Hiệu phó, cán bộ của ĐH Đông Đô ra xét xử về tội “Giả mạo trong công tác”.

Theo cáo trạng, vì vụ lợi nên cuối năm 2017 đầu 2018, Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô) tổ chức cuộc họp Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Viện Đào tạo liên tục (Viện ĐTLT), Viện 4.0… để quán triệt chủ trương làm và cấp văn bằng 2 chính quy tiếng Anh cho những người có nhu cầu lấy bằng không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.

Cụ thể, Trần Khắc Hùng đã chỉ đạo Ban Giám hiệu và nhân viên của ĐH Đông Đô là Dương Văn Hòa, Trần Kim Oanh (Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện ĐTLT), Lê Ngọc Hà (Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện 4.0)… lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để tiếp nhận hồ sơ, làm giả các thủ tục, hợp thức các loại giấy tờ, bài thi, bảng điểm để cấp VB 2 cử nhân tiếng Anh hệ chính quy không đúng quy định nhằm thu lợi bất chính.

Cơ quan điều tra xác định từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, ĐH Đông Đô đã cấp 429 văn bằng và 2 giấy chứng nhận giả, thu tổng số tiền hơn 7,1 tỷ đồng. Trong số này, cơ quan tố tụng đã triệu tập 210 người được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả, thu số tiền trên 2,7 tỷ. Còn 221 người đã làm rõ danh tính nhưng không tìm ra nơi cư trú, đơn vị công tác.

Sau bục khai báo, bị cáo Dương Văn Hòa thừa nhận cáo trạng truy tố mình là không oan. Theo lời khai của bị cáo Hòa, Người góp vốn thành lập Trường Đại học Đông Đô là ông Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT, đang bỏ trốn – PV) và một số công ty. Bản chất chủ sở hữu nhà trường là ông Trần Khắc Hùng. Các thành viên tham gia HĐQT để nhà trường có đầy đủ ban bệ. Thực tế, các thành viên tham gia HĐQT nhưng không góp vốn.

Tháng 6/2017, bị cáo Hòa được bổ nhiệm chức hiệu trưởng. Từ cuối năm 20217, đầu 2018, Trường Đại học Đông Đô có chủ trương đào tạo VB 2 tiếng Anh với học phí thấp nhấp là 29 triệu đồng, cao nhất là 35 triệu đồng. Chủ trương cấp VB 2 Tiếng Anh không qua đào tạo là do Trần Khắc Hùng quyết định và không thông qua HĐQT, ban giám hiệu mà chỉ đạo trực tiếp đến tất cả bị cáo.

Sau đó, bị cáo Hòa thừa nhận việc đào tạo như trên là không hợp pháp, không đúng quy trình đào tạo, chưa được Bộ GD-ĐT đồng ý cấp phép. Tuy nhiên, theo lý giải của Hòa, ông Hùng trực tiếp chỉ đạo việc cấp bằng giả, Hòa biết nhưng không chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc trên. Theo lời khai của cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô, khi các Viện Đào tạo liên tục, Viện 4.0 của trường đã thực hiện đầy đủ quy trình này thì theo đúng phân công của ông Hùng thì Hòa ký các bằng này và đóng dấu. Các bị cáo khác chịu trách nhiệm hợp pháp hóa và phát hành bằng.

Trước lời khai trên của bị cáo, chủ tọa hỏi: “Học viên cứ đủ tiền thì được cấp bằng thôi có đúng không”, Hòa đáp: “Vâng ạ". “Việc cấp bằng không qua đào tạo có mã số riêng hay như nào?”, chủ tọa tiếp tục hỏi. Bị cáo khai mình không nắm được và khẳng định bản thân không được bồi dưỡng và “hưởng tiền chênh lệch”.

Sau đó, bị cáo Hòa thừa nhận hành vi của bị cáo là sai nhưng có yếu tố khách quan là chịu sự chỉ đạo của Trần Khắc Hùng. “Ban đầu, khi bị cáo lo lắng và hỏi thì được Hùng trấn an là “yên tâm làm đi, không sai phạm lắm đâu”, bị cáo Hòa nói tại tòa.

Khi bị chủ tọa truy vấn về vấn đề hưởng lợi, bị cáo Hòa khẳng định mình không được hưởng lợi gì. “Bị cáo là hiệu trưởng, nếu không làm thì bị đuổi việc”, bị cáo Hòa khai.

Đọc thêm

Cú lừa có một không hai của “đại tá”

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Là lao động tự do nhưng Lan lại đưa ra những thông tin gian dối về việc bản thân là cán bộ trong lực lượng an ninh nhân dân (ANND), có sổ tiết kiệm trăm tỷ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người.

Kỳ án người Tày dắt trâu tại Cao Bằng

Hình ảnh một trong những con trâu - tang vật vụ án.
(PLVN) -  Báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn kêu cứu của bà Đinh Thị Niềm (SN 1985 tại xã Ngọc Côn, Trùng Khánh, Cao Bằng) liên quan vụ án “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” mà bà bị xác định là chủ mưu. Bà Niềm bị hai lần TAND cấp sơ thẩm thẩm tuyên mức án tù 5 năm vì xác nhận thuê người vận chuyển trái phép 15 con trâu sang Trung Quốc nhưng hai lần bà đều kháng cáo.

Người đàn bà bị xét xử về 4 tội

Bị cáo Trần Thị Thuận tại phiên tòa
(PLVN) - Trong vòng chưa đến 1 năm, Thuận đã lừa đảo, trộm cắp, sử dụng tài liệu giả để chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Bị đưa ra xét xử về 4 tội danh, nữ bị cáo cúi đầu khóc.

Nam thanh, nữ tú cùng... “bay lắc” trong chung cư

Bị cáo Trang (giữa) và 2 đồng phạm tại phiên tòa
(PLVN) - Trong căn hộ chung cư mini, hai cô gái trẻ cùng nam thanh niên bật nhạc, mở đèn nháy rồi hít bóng cười, sử dụng ma túy. Vụ việc bị công an phát hiện, nhóm thanh niên trẻ phải trả giá bằng những án tù.

Án mạng liên quan chuyện mua bán căn nhà trăm tỷ

Bị cáo Linh và Phương tại phiên tòa cuối năm 2021.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (21/3), bị cáo Võ Thùy Linh (32 tuổi), Hồ Thanh Phương, Lý Văn Tư và 12 người (trong đó có bị can chưa thành niên) sẽ bị Tòa Gia đình và người chưa thành niên, TAND TP HCM đưa ra xét xử về tội Giết người.

Kỳ án “lướt cọc” tại Bình Dương

 Bị cáo Khoa (đeo khẩu trang) tại phiên tòa.
(PLVN) -  Theo lời khai của Khoa, thời điểm đó, do thấy lời nên nhiều người muốn “lướt cọc” để hưởng tiền chênh lệch. Trong quá trình làm thủ tục, phía bà Phương nhờ Khoa nếu có ai mua giá cao hơn thì bán lại giúp nên Khoa rao bán.