Với những gì đã làm cho CIA và ngay cả sau khi đã rời CIA, Clarridge được đánh giá là một “nhân vật trung thành” với sự nghiệp tình báo Mỹ. Chỉ một ngày sau khi thông báo mạng lưới của mình phải đóng cửa vì Lầu Năm Góc cắt đứt hợp đồng, Clarridge đã lập ngay một trang web mới để tiếp tục cung cấp thông tin cho các sĩ quan Mỹ tham khảo.
Từ ngày tham gia cuộc chiến bí mật cho CIA ở Trung Mỹ cho tới khi làm công việc tư vấn trong những năm 1990 về một kế hoạch đưa lực lượng đặc công vào Iraq nhằm lật đổ Saddam Hussein, Clarridge đã trở thành một “lãnh đạo” tình báo can đảm phục vụ cho sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài.
Mặc dù không còn trong hàng ngũ điệp viên chính thống, Clarridge vẫn tập hợp được một đội ngũ điệp viên người phương Tây, Afghanistan và Pakistan không lâu sau khi một công ty tư vấn an ninh cho tờ The Times ký hợp đồng với ông hồi tháng 12/2008 để hỗ trợ thông tin về phóng viên David Rohde – người bị Taliban bắt cóc. 7 tháng sau đó, Rohde trốn thoát, song Clarridge đã sử dụng vai trò của mình trong giai đoạn này để gắn kết nhóm điệp viên của ông với các quan chức quân sự tại
Tháng 7/2009, theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Clarridge cố gắng chứng minh công lao của mình với Lầu Năm Góc bằng việc chỉ đạo “cấp dưới” thu thập thêm thông tin tại các khu vực bộ lạc ở Pakistan để giúp tìm kiếm một lính Mỹ trẻ bị Taliban bắt giữ. 4 tháng sau, công ty an ninh mà Clarridge liên kết – Công ty An ninh Quốc tế Mỹ - giành được hợp đồng của Lầu Năm Góc trị giá 6 triệu USD.
Các quan chức Mỹ cho biết, hợp đồng này được sắp xếp bởi Michael D. Furlong, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng. Cũng theo báo cáo nói trên, nhóm của ông Furlong đã “lách” lệnh cấm của Lầu Năm Góc đối với việc thuê gián điệp tư một cách rất đơn giản, chỉ cần đổi kết quả hoạt động của họ là thông tin thông thường thay vì “thông tin tình báo”.
Điều đó cũng cho thấy các hoạt động tình báo và quân sự mặc dù không chính thống nhưng vẫn được coi là hợp pháp khi tiến hành các chiến dịch bí mật, thậm chí chúng có thể đi ngược lại mục đích chính sách đối ngoại của Mỹ. Vì vậy, bất chấp Clarridge quan tâm “soi” gia đình Tổng thống Karzai, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn “bắt tay” với Tổng thống Afghanistan và người anh em Walid Karzai – người bị tình nghi có quan hệ với các trùm ma túy.
Tuy nhiên, năm 1991 Clarridge đã bị truy tố về tội nói dối trước Quốc hội về vai trò của mình trong vụ bê bối chống
Ngày 15/5/2010, theo một bản báo cáo mật của Lầu Năm Góc về hoạt động gián điệp tư, Clarridge đã gửi một thư điện tử được mã hóa cho các sĩ quan quân đội ở Kabul, trong đó thông báo mạng lưới của ông phải đóng cửa vì Lầu Năm Góc vừa chấm dứt hợp đồng. Clarridge cho biết đang phải chuẩn bị cho gần 200 nhân viên địa phương phải nghỉ việc. Trên thực tế, ông ta không có ý định ngừng hoạt động của mình. Ngay ngày hôm sau, ông ta đã lập một trang web có tên “afpakfp.com”, cho phép các sĩ quan tiếp tục tham khảo những thông tin của ông.
Về phần mình, hiện quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Furlong đang bị điều tra trong khuôn khổ của một cuộc điều tra hình sự do tổng thanh tra của Lầu Năm Góc tiến hành. Ông này bị cáo buộc thu thập thông tin tình báo “trái phép” và lừa dối các sĩ quan cao cấp về việc này. Furlong nói rằng, ông trở thành “nhân vật chịu báng” cho các chỉ huy cao cấp ở
Được biết, luật pháp Mỹ cấm công dân của mình phá hoại một chính phủ nước ngoài, nhưng việc truy tố theo cái gọi là Đạo luật trung lập lại bị hạn chế đối với những người vi phạm. Các chuyên gia pháp lý cho rằng các kế hoạch của Clarridge chống Tổng thống Afghanistan rơi vào “vùng xám”, nhưng có lẽ sẽ không vi phạm pháp luật Mỹ.
Quang Minh (theo New York Times)