Cựu binh Khmer Đỏ kể về lần được bộ đội Việt Nam cứu sống

Bị chính lính Khmer Đỏ truy sát, Chhun Samorn chạy sang biên giới và thoát chết khi gặp được bộ đội Việt Nam.
Cựu binh Khmer Đỏ Chhun Samorn tại phiên tòa ngày 28/6/2016 ở Phnom Penh. Ảnh:CambodiaTribunal

Cựu binh Khmer Đỏ Chhun Samorn tại phiên tòa ngày 28/6/2016 ở Phnom Penh. Ảnh:CambodiaTribunal.

Trong phiên tòa xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Noun Chea và Khieu Samphan ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia hôm 28/6/2016 có một nhân chứng đặc biệt. Đó là Chhun Samorn, người gia nhập đội quân Khmer Đỏ vào năm 1975, sau đó bị chính những người đồng ngũ với mình thanh trừng và chỉ thoát chết khi gặp được bộ đội Việt Nam, theo CambodiaTribunal.

Xuất hiện trước tòa với bí số 2-TCCP-236, Samorn cho biết mình sinh năm 1957 tại làng Kama, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng. Tháng 5/1975, Samorn gia nhập quân đội của Pol Pot và phục vụ trong một đơn vị trinh sát ở Quân khu miền Đông, giáp biên giới với Việt Nam.

Khuôn mặt cúi gằm, đôi vai chùng xuống, Samorn kể lại những tháng ngày phục vụ trong Đơn vị Đặc biệt 73, chuyên hoạt động ở khu vực biên giới với Việt Nam trong giai đoạn 1976-1977. "Lúc đầu, tôi nghĩ rằng Khmer Đỏ trung thành với dân tộc Campuchia, tôi phục vụ quân đội bằng cả bầu nhiệt huyết của mình", Samorn nói.

Cựu binh này cho biết nhiệm vụ chủ yếu của mình lúc đó là thâm nhập biên giới Việt Nam, đếm số lượng bộ đội Việt Nam trong khu vực và ghi lại địa điểm đóng quân của họ. Samorn còn gài mìn dọc hai bên biên giới để gây thương vong cho đối phương.

Theo Samorn, lực lượng trinh sát của anh ta có quân số lên tới hàng trăm người và thường xuyên xảy ra đụng độ với bộ đội Việt Nam. "Lính Khmer Đỏ không bao giờ bắt tù binh, vì đó là mệnh lệnh của các thủ lĩnh Angkar (chế độ Pol Pot)", Samorn cho biết. "Khi bắt được bộ đội Việt Nam hay người Việt, lính Khmer Đỏ thường giết sạch".

Cựu binh này cho hay họ được cấp trên giải thích rằng bộ đội Việt Nam cũng sẽ làm vậy với họ, thậm chí phanh thây họ nếu bắt được tù binh. Nhưng từ những trải nghiệm của mình, Samorn biết rằng luận điệu tuyên truyền đó không đúng. Anh ta chứng kiến rất nhiều người Campuchia đã bị chính lính Khmer Đỏ giết hại chỉ vì họ bị cáo buộc làm gián điệp cho Việt Nam.

Đây là thời kỳ quân Khmer Đỏ thường xuyên tiến vào biên giới Tây Nam của Việt Nam, tấn công các đơn vị bộ đội, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng chục nghìn dân thường, phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, tài sản của người dân. Để tự vệ, quân đội Việt Nam buộc phải mở các chiến dịch phản công đẩy lùi quân xâm lược.

Samorn cho biết các cuộc đụng độ giữa quân Khmer Đỏ với bộ đội Việt Nam gia tăng đáng kể năm 1976 và đặc biệt căng thẳng vào năm 1977, buộc Khmer Đỏ phải điều quân từ Quân khu Trung tâm tới khu vực biên giới để tăng cường cho lực lượng của Quân khu miền Đông. Đây cũng là thời điểm Samorn bắt đầu cảm nhận được dường như có một làn sóng thanh trừng đang diễn ra trong nội bộ chính lực lượng Khmer Đỏ.

Lính Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh tháng 4/1975. Ảnh: AP.

Lính Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh tháng 4/1975. Ảnh:AP.

Các chỉ huy Quân khu miền Đông từ năm 1977 bất ngờ được triệu tập về thủ đô để dự các lớp tập huấn, nhưng từng người một sau đó biến mất một cách bí ẩn mà không có ai thay thế. Samorn không hiểu điều gì đang diễn ra, và một tháng sau, lính của Quân khu Tây Nam đột nhiên xuất hiện và tịch thu toàn bộ vũ khí của Đơn vị Đặc biệt 73.

Samorn cùng các thành viên trong đơn vị được giải thích rằng họ sẽ về Phnom Penh để huấn luyện và biên chế vào đơn vị trung ương, vũ khí sẽ được trả lại sau đó. Nhưng trên thực tế, họ bị giải tới Veal Ta Pron và được yêu cầu đi làm ruộng. "Chúng tôi đã bị lừa về việc đi tập huấn. Đó chỉ là cái cớ", Samorn nói.

Đến một ngày năm 1978, lính của Quân khu Tây Nam tới bắt toàn bộ đơn vị của Samorn và trói chặt họ mà không công bố bất cứ văn bản nào. "Chúng không thèm thẩm vấn chúng tôi, vì chúng đang vội vã đem chúng tôi đi hành quyết", anh cho biết.

"Khi bị trói, tôi phản đối và nói rằng mình không biết gì cả, chỉ là một người lính trong đơn vị. Nhưng những kẻ bắt giữ tuyên bố chúng tôi 'mang tư tưởng người Việt trên thân thể người Khmer'. Rồi tôi bị đánh bằng báng súng", Samorn kể lại thời điểm mình bị bắt.

Sau đó, Samorn và các thành viên trong đơn vị bị yêu cầu cởi bỏ quân phục để có thể dễ dàng bị phát hiện nếu bỏ trốn. Một vài người tìm cách bỏ trốn trước đó đã bị bắn chết. Đơn vị của Samorn bị chia làm ba nhóm và lần lượt bị giải đi trong đêm tối. "Hãy cẩn thận nhé", một thành viên trong nhóm 4 người của Samorn thì thầm vào tai ông, khi họ là nhóm cuối cùng bị dẫn đi.

"Chúng tôi được yêu cầu ngồi xuống, nhóm 4 người trước chúng tôi được cởi trói và bị hành quyết chỉ cách chỗ chúng tôi 30-40 m, tôi có thể nghe thấy tiếng la hét của họ khi bị giết. Tôi bị sốc, cố tìm cách tự giải thoát mình", Samorn kể.

Dù bị thương ở tay, Samorn vẫn cởi được dây trói của mình và ba thành viên khác trong nhóm, trong khi những kẻ canh gác không phát hiện ra vì lúc đó trời tối đen như mực. Đến khi cả nhóm vùng chạy, lính canh mới bắt đầu đuổi theo và nổ súng, một thành viên trong nhóm của Samorn trúng đạn gục xuống.

"Tôi nhảy xuống sông khi bọn lính đuổi bắn phía sau. Tôi bơi qua con sông biên giới và tiến vào lãnh thổ Việt Nam. Tại biên giới, chúng tôi gặp một nhóm Khmer Đỏ nữa và chúng bắn về phía bọn tôi, nhưng đúng lúc đó bộ đội Việt Nam xuất hiện, tấn công chúng và giải cứu chúng tôi", Samorn cho hay.

Cựu binh này nói rằng ba người trong nhóm của ông lúc đó chỉ mặc độc quần đùi, trên người lấm lem bùn đất nên bộ đội Việt Nam hiểu rằng họ không phải kẻ thù mà chỉ là nạn nhân đang tìm cách chạy trốn khỏi Khmer Đỏ.

Sau khi nổ súng đẩy lùi nhóm lính Khmer Đỏ, bộ đội Việt Nam tiếp nhận và chăm sóc vết thương cho Samorn cùng hai thành viên trong nhóm bỏ trốn. Thông qua người phiên dịch, họ hỏi Samorn về lý lịch cũng như lý do bỏ trốn.

"Bộ đội Việt Nam sau đó hỏi chúng tôi có muốn gia nhập lực lượng cách mạng Campuchia để chống lại Khmer Đỏ hay không, và chúng tôi chấp nhận cầm súng trở về Campuchia để giải phóng đất nước khỏi quân diệt chủng", Samorn nói. Ông cũng cho biết bộ đội Việt Nam đã yêu cầu ông cùng các đồng đội không dùng bạo lực chống lại người Khmer để trả thù.

Quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia trước khi rút về nước năm 1989. Ảnh: Jeff Widener

Quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia trước khi rút về nước năm 1989. Ảnh:Jeff Widener.

"Bộ đội Việt Nam không giết tù binh Khmer Đỏ, trong khi lính Khmer Đỏ hoàn toàn ngược lại. Chúng sẽ giết hại người Việt ngay khi bắt được", Samorn khẳng định.

Dưới sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng cách mạng Campuchia dần lớn mạnh và tham gia vào các chiến dịch tấn công đẩy lùi Khmer Đỏ. Theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang tiến vào giải phóng thủ đô Phnom Penh vào ngày 7/1/1979, sau đó tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp nước bạn củng cố lực lượng vũ trang, truy quét tàn quân Khmer Đỏ, khôi phục và xây dựng đất nước.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.