Cứu bé trai sinh non bị suy hô hấp nặng trong khu cách ly

Bé An Bình được điều trị tích cực tại Khu Cách ly – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Ảnh: BVCC
Bé An Bình được điều trị tích cực tại Khu Cách ly – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu thành công một bé trai sinh non 31 tuần, tình trạng nguy kịch trong khu cách ly.

Theo các bác sĩ tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, trường hợp trẻ sơ sinh đặc biệt nhất mà các bác sỹ Khoa Sơ sinh điều trị trong Khu cách ly là bé trai Lý An Bình. Bé sinh non ở tuần 31 thai kỳ với cân nặng lúc sinh chỉ 1,2 kg.

Gia đình bé An Bình có hoàn cảnh rất khó khăn, bố và mẹ đều là F1 làm công nhân ở Khu Công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Khi thai nhi được 31 tuần tuổi cũng là lúc chị Chu Thị Trâm (mẹ của bé Lý An Bình) biết tin mình là F1 và phải vào Khu cách ly tập trung của huyện Việt Yên để theo dõi sức khoẻ theo quy định phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, thời gian ngắn sau chị Trâm lại có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, vỡ ối sớm và được nhân viên y tế Khu cách ly tập trung đưa vào Khu cách ly của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để được cấp cứu.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết, các bác sỹ sản khoa và chuyên khoa sơ sinh của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã hội chẩn và thống nhất chỉ định mổ cấp cứu lấy thai vì sản phụ đã có hiện tượng chuyển dạ sinh non ở tuần 31 thai kỳ, vỡ ối sớm, thai nhi ngôi ngang và nhất là sản phụ có tiền sử 2 lần mổ đẻ.

Trong thời gian ngắn, ê-kíp hồi sức sơ sinh đã nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng máy thở, lồng kính, dịch truyền, thuốc cũng như đồ bảo hộ chống dịch.

Bác sỹ Nguyễn Văn Hải, bác sỹ trực tiếp hồi sức cho bé Lý An Bình cho biết: “Ngay khi chào đời, tình trạng của bé An Bình rất nguy kịch bởi trẻ bị suy hô hấp rất nặng. Tôi phải đặt ống nội khí quản hỗ trợ hô hấp, bơm Surfactant 2 lần, cho trẻ thở máy và thiết lập các chế độ chăm sóc đặc biệt trong lồng kính. Do chưa được dùng thuốc trưởng thành phổi trước khi sinh nên mức độ suy hô hấp của bé An Bình rất nghiêm trọng và nguy kịch, không đáp ứng với máy thở thông thường".

Cũng theo bác sĩ Hải, vì đang ở Khu cách ly nên bác sĩ phải hội chẩn chuyên môn trực tuyến với tất cả bác sỹ Khoa Sơ sinh và quyết định cho bé thở máy tần số cao – HFO (đây là một kỹ thuật cao mà đội ngũ y bác sỹ Khoa sơ sinh làm chủ từ lâu). Thật may mắn là bé đáp ứng tốt với kiểu thở này. Sau 24 giờ chạy đua với thời gian, tình trạng sức khỏe của bé dần ổn định.

Đến nay, sau 45 ngày được điều trị tại Khu Cách ly – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, bé Lý An Bình đã tự thở được, ăn sữa tốt, tăng lên được 1.800 gram và được xuất viện về nhà trong niềm hạnh phúc của gia đình.

Đây cũng là “chiến binh nhí” cuối cùng xuất viện ở Khu cách ly – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong đợt dịch này. Bệnh viện hy vọng bé sẽ có cuộc sống an bình, may mắn như chính cái tên của mình.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.