Mưu toan thâm độc
Teach đang ở trong một tâm trạng hân hoan, mặc dù trong suốt khoảng thời gian đó hắn nghe tin Thuyền trưởng Rogers được giao nhiệm vụ quét sạch cướp biển ra khỏi Caribê.
Nhận thấy rằng ngày tàn của cướp biển đã đến rất gần và cũng đã kiếm đủ chiến lợi phẩm, Râu Đen quyết định giải tán đội thuyền và đi về phía Bắc để cầu xin sự ân xá từ Thống đốc Charles Eden vùng Bắc Carolina.
Tháng 6/1718, Râu Đen đi qua cửa vịnh Ocracoke và tiếp tục đi sâu vào bên trong. Đến Bath Town thì hắn cùng khoảng 20 thành viên thủy thủ đoàn tìm Charles Eden và nhận được ân xá của nhà vua, Râu Đen tận hưởng những tháng ngày làm nhân vật nổi tiếng, thường xuyên được mời đến nhà của người dân trong vùng để kể cho họ nghẹ về những chuyến phiêu lưu của hắn.
Theo Johnson, cũng chính trong thời gian mày, Râu Đen cưới người vợ thứ 14, vốn là con gái của một chủ đồn điền ở Bath County. Tuy nhiên, nếu tất cả những điều trên khiến cho ta thấy một Râu Đen mong muốn được ổn định để sống cuộc đời lương thiện theo pháp luật, thì hẳn điều này đã sai lầm. Hắn chấp nhận ân xá của nhà vua chỉ là một biện pháp tạm thời để Râu Đen có vài tháng nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.
Dự tính quay về với biển, Râu Đen xin Thống đốc Eden giao con thuyền Adventure cùng giấy chứng nhận đăng kí hợp lệ cho hắn. Bề ngoài tỏ vẻ như vậy để người ta tin rằng Râu Đen bắt đầu kinh doanh hợp pháp nhưng một khi đã có được thuyền thì việc buôn bán tử tế sẽ là điều cuối cùng mà Râu Đen có thể nghĩ tới.
Chuyến đi đầu tiên của Edward Teach trên con thuyền hợp pháp là đến miền Bắc Philadelphia - thành phố lớn nhất nước Mỹ thời bấy giờ. Tuy nhiên, bất ngờ đang chờ đợi Teach vì khi vừa đến nơi, hắn được thông báo rằng vào ngày 11/8/1718, Thống đốc William Keith đã ra lệnh cho bắt Teach. Biết rằng mình sẽ dễ bị nhận ra và không thể tiếp tục an toàn ở Philadelphia, Râu Đen nhanh chóng rời khỏi nơi này để đến Bermuda.
Trên đường đi, hắn gặp một vài chiếc thuyền, nhưng hắn không cướp phá những con thuyền này mà chỉ lấy đi đồ dự trữ của chúng. Tuy nhiên, trạng thái lo lắng này cũng không kéo dài vì bọn cướp biển nhanh chóng gặp được 2 chiếc thuyền buôn của Pháp, một chiếc chở đường và ca cao, chiếc khác thì trống rỗng. Đây quả thật là một cơ hội hiếm có không thể bỏ qua, Blackbeard vạch ra một kế hoạch để đảm bảo rằng hắn có thể cướp con thuyền mà không hề bị trừng phạt.
Johnson viết: “Hắn cho tất cả những người trên con thuyển có hàng hóa sang con thuyền không chở hàng và để cho họ ra đi, rồi hắn mang chiếc thuyền còn lại cùng với hàng hóa về Bắc Carolina, nơi mà Thống đốc và cướp biển cùng ăn chia những gì cướp được”.
Thực tế, Teach đưa con thuyền chở chiến lợi phẩm về cho Thống đốc Eden và nói cho ông ta biết rằng mình tìm thấy chiếc thuyền này trôi ngoài biển mà không hề có người nào trên thuyền. Sau đó, Thống đốc cho triệu tập cuộc họp của Đại diện Tòa án Hải quân tại Bath Town và thống nhất rằng đây là con thuyền vô chủ và chính vì thế nên chiến lợi phẩm thu được sẽ được chia đều. Râu Đen cũng nhận được phần của mình. Sau khi đã tỏ ra rất biết ơn về điều này, hắn lại cho thuyền ra khơi, lần này là đến cửa vịnh Oracoke, nơi mà nhiều người cho rằng Râu Đen đã thiết lập một căn cứ để làm nơi xuất phát của những chuyến đi cướp phá các con thuyền.
Kế hoạch tiêu diệt Râu Đen
Tức giận vì con thuyền của mình bị tấn công và cướp biển thì vẫn chưa được quét sạch, chủ của những con thuyền đã cử một đoàn đại diện đến Virginia để gặp Thống đốc Alexander Spotswood.
Ngày 24/11/1718, Thống đốc Spotwoods thông báo phần thưởng dành cho những ai bắt hoặc giết được những tên cướp biển sau: “Edward Teach, thường gọi là Thuyền trưởng Teach, hay Râu Đen, 100 bảng Anh, các chỉ huy của những thuyền cướp biển khác, 40 bảng Anh, các cấp chỉ huy hoặc thợ mộc, 20 bảng Anh, các chỉ huy cấp dưới, 15 bảng Anh và bất kì một cướp biển nào đang ở trên thuyền cướp biển”.
Hai chiến thuyền được cử đi tiêu diệt cướp biển, chiến thuyền Hoàng gia Lyme, do Thuyền trưởng Brand chỉ huy và chiến thuyền Hoàng gia Pearl, do Thuyền trưởng Gordon chỉ huy.
Hai chiếc thuyền buồm khác là Ranger và Jane cũng được giao thực thi nhiệm vụ. Đại úy Robert Maynard - một sĩ quan giàu kinh nghiệm và là người cương nghị, đầy dũng cảm, được giao nhiệm vụ tổng chỉ huy chiến dịch này. Maynard chỉ huy chiếc Jane còn một người tên Hyde chỉ huy chiếc Ranger.
Tối 27/11/1718, Maynard đến cửa vịnh Ocracoke, khi đã xác định chính xác vị trí con thuyền Adventure của Râu Đen. Maynard quyết định chờ đến sáng hôm sau, khi thủy triểu thay đổi (mực nước ở cửa vịnh lúc này quá cạn nên thuyền của ông không tiến vào được) thì mới mở cuộc tấn công đầu tiên. Là một nhà chiến thuật nhạy bén, ông đã cho canh phòng để không chiếc thuyển nào có thể vào trong cửa vịnh để cảnh báo cho Râu Đen. Maynard còn cử hoa tiêu quan sát trên các chiếc thuyển để đảm bảo Râu Đen không thể trốn ra biển.
Rạng sáng, hai chiếc thuyển buồm nhổ neo (hai chiến thuyền Hoàng gia quá nặng nên không thể đi được trong vùng nước này) tiến về phía Adventure. Maynard cho một chiếc thuyền nhỏ đi trước, nhưng khi vừa trông thấy thuyền của Râu Đen thì chiếc thuyền này lại bị hỏa hoạn, phải nhanh chóng rút lui. Tuy nhiên, may mắn vẫn đứng về phía Maynard vì lực lượng hiện tại của Râu Đen rất yếu (chưa đến 18 người).
Thêm vào đó, Râu Đen lại dành cả đêm hôm trước để uống rượu cùng mọi người trên thuyền nên giờ đây không còn đủ tỉnh táo để chống trả lại cuộc tấn công. Theo Howard Pyle, cũng chính vào đêm đó, một người đã hỏi Râu Đen rằng liệu người vợ mới cưới có biết nơi mà hắn đang cất giấu kho báu không? Hắn đã trả lời rằng: “Không, không ai biết nó ở đâu ngoại trừ ta và quỷ sứ, ai sống lâu nhất sẽ được cả”.
Mặc dù đang ở trong trạng thái như thế, nhưng Râu Đen vẫn còn một lợi thế, đó chính là sự am hiểu tường tận của hắn về những con kênh hẹp và vô số bãi cát đã tạo nên vịnh này.
Khi Maynard đang chuẩn bị cho bước tấn công chớp nhoáng Adventure, Râu Đen cho nhổ neo và tiến về hướng những con kênh hẹp còn Maynard thì đuổi bám sát ở phía sau. Tuy nhiên, ngay sau đó, hai chiếc thuyền buồm của Maynard bị vướng vào bãi cát và mắc cạn.
Một cuộc đấu khẩu nổ ra giữa hai người chỉ huy, đoạn trích được biết đến nhiều nhất và cũng là đoạn hội thoại kịch tính nhất do Johnson ghi lại trong cuốn “Những vụ giết người của những tên cướp biển tàn bạo nhất lịch sử”. Blackbeard lớn tiếng quát một cách thô lỗ: “Chúng mày là ai, đồ khốn kiếp? Từ đâu đến?”. Viên Đại úy trả lời: “Nhìn màu cờ thì biết bọn tao không phải là lũ cướp biển”. Râu Đen yêu cầu Maynard chèo sang thuyền hắn, để hắn có thể biết Maynard là ai nhưng Maynard đáp lại: “Tao không thể rời thuyền lúc này, nhưng tao sẽ lên thuyền của mày vào lúc có thể cùng với quân của tao”.
Nghe xong câu trả lời, Râu Đen lấy một ly rượu, đưa lên uống và nói: “Tao thề quỷ sứ sẽ bắt linh hồn của tao nếu tao tha mạng cho mày, hoặc chịu ơn tha mạng của mày”. Đáp lại, Maynard cũng nói rằng, ông cũng sẽ không bao giờ tha mạng cho hắn hay chịu ơn của hắn.
Râu Đen bị tiêu diệt
Maynard ra lệnh cho quân của mình tìm mọi cách để đưa hai chiếc thuyền mắc cạn ra khỏi bãi cát và khi thủy triều lên thì cũng hoàn thành nhiệm vụ khó khăn ấy.
Họ lại tiếp tục truy đuổi Râu Đen, còn hắn cho bắn một quả pháo xuyên vào mạn của chiếc thuyền buồm đi đầu là chiếc Ranger, đang chất đầy đinh ốc, thanh sắt, chì và đạn chì cỡ lớn. Đoàn thuyền bị rơi vào cảnh hỗn loạn, chỉ huy Hyde cùng với 5 người khác bị thiệt mạng và còn rất nhiều quân của Maynard bị thương nặng.
Biết Ranger không thể hoạt động được nữa, Maynard vẫn tiếp tục cho Jane tiến lên và sau một vài lần không thành công thì cuối cùng một quả pháo đã xé toang buồm chính và cột buồm phía trước của Adventure, khiến cho thuyền của Râu Đen bị dạt vào bờ. Maynard ta lệnh cho tất cả binh lính (trừ 2 người) mang theo vũ khí nấp sau khoang chở hàng còn ông sẽ lái thuyền tiến thật sát vào Adventure mà không đụng phải nó.
Khi nhìn thấy chẳng còn ai trên Jane, Râu Đen cho rằng lần tấn công trước của hắn đã giết được gần như toàn bộ quân lính của Maynard. Cảm thấy an toàn, Râu Đen đã cùng những tên cướp biển leo qua khoang thuyền jane,. Đúng lúc ấy, quân của Maynard túa ra từ các chỗ ẩn nấp, vũ khí lăm lăm sẵn sàng chiến đấu.
Tờ thời báo Boston News Letter (số ra ngày 23/2 và ngày 2/3/1719) đã kể lại trận chiến như sau: “Maynard và Teach dùng kiếm để đấu tay đôi, Maynard đâm một nhát, mũi kiếm đâm vào túi đạn của Teach và lưỡi kiếm thọc sâu vào tận cán. Teach đập vỡ hộp đạn khiến cho các ngón tay của Maynard bị thương nhưng chưa đến mức tàn phế, rồi sau đó Maynard nhảy lùi lại, ném thanh kiếm đi đồng thời nổ súng làm bị thương Teach”.
Tổng cộng, theo lời kể sau này của Maynard, Teach bị 5 phát đạn vào ngực, 50 phát chém trên khắp cơ thể, nhưng nhát kiếm cuối cùng đã lấy đi mạng sống của hắn là nhát kiếm vào cổ.
Mặc dù Râu Đen đã chết, nhưng như thế không có nghĩa là trận chiến kết thúc, vì những tên cướp biển còn lại đã chống cự rất quyết liệt. Khi Ranger đuổi kịp Jane thì trên boong của thuyền buồm này đã thấm đẫm máu, xác chết của cả hải quân và cướp biển nằm la liệt khắp mọi nơi.
Không ai biết được con số thương vong của quân cướp biển sau trận chiến này.Thuyền trưởng Brand cho biết có khoảng 11 lính hải quân chết và hơn 20 lính khác bị thương, trong khi đó, số cướp biển bị giết vào khoảng 9 đến 12 người và không thể biết được con số chính xác vì một số tên đã bị rơi khỏi thuyền.
Về Râu Đen, những câu chuyện của dân địa phương kể lại rằng, khi cái xác không đầu của hắn bị ném xuống biển, nó trôi xung quanh chiếc thuyền một lúc rồi chìm dần vào những con sóng. Maynard nhặt lấy đầu của Râu Đen, treo vào mũi thuyền làm biểu tượng chiến thắng.
Đó là một kết thúc “xứng đáng” đối với cuộc đời của Râu Đen, một tên cướp biển đã dành cả cuộc đời để cướp bóc. Và hiển nhiên, báo chí sau khi đưa thông tin chỉ tiết về vụ việc đã có một ngày bội thu khi đăng tin trận chiến kết thúc. Giới chức trách Anh quốc thì xem đây như một sự kiện trọng đại.
Có thể Charles Johnson là người đưa ra lời bình luận hay nhất về cuộc đời của Râu Đen: “Và thế là kết thúc cuộc đời của một kẻ lang bạt liều lĩnh, kẻ mà lẽ ra đã có thể nổi tiếng khắp nhân loại sau những gì hắn đã làm”.
Edward Teach, hay còn được biết đến với cái tên Râu Đen, là một tên cướp biển khét tiếng người Anh hoạt động ở Tây Ấn trong suốt thế kỷ 18, đặc biệt là trong những năm 1750. Linh hồn đen tối nhất và trái tim đen tối nhất của bất kỳ tên cướp biển nào từng sống, gây ra nỗi sợ hãi cho những thủy thủ dũng cảm nhất, Râu Đen là một cái tên khiến tất cả những ai chèo thuyền trên biển phải khiếp sợ, hoặc bất kỳ ai không may gặp phải hắn. Nhiều chiến tích của Râu Đen đã trở thành cảm hứng cho các câu chuyện truyền kỳ, thậm chí được thêu dệt lên thành những truyền thuyết khác nhau về cướp biển.
Trong sê-ri phim ăn khách “Cướp biển vùng Caribê” (Pirates of the Caribbean), nhân vật Blackbeard cũng được đưa vào và xuất hiện trong phần 4, có tự đề là “Suối nguồn tươi trẻ” ra mắt vào năm 2011.