Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá

Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá
(PLO) - Ngoài các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là tiền, Luật thi hành án dân sự (THADS) còn quy định biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là giấy tờ có giá. Quy định này rất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay khi mà việc sở hữu tài sản là các loại giấy tờ có giá. Tuy nhiên, trong thực tiễn THADS, việc cưỡng chế thi hành án đối với giấy tờ có giá còn gặp rất nhiều khó khăn.

Khó xác định khái niệm giấy tờ có giá

Để áp dụng hiệu quả biện pháp cưỡng chế thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án, Chấp hành viên không chỉ phải nắm vững các quy định của pháp luật THADS mà còn phải hiểu rõ những quy định của pháp luật về giấy tờ có giá. 

Điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: “giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì: “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu,tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005; Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005; Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009; Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại điểm 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010; Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Có thể thấy nội hàm khái niệm giấy tờ có giá rất phức tạp và được quy định ở rất nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau; các loại giấy tờ có giá cũng rất phong phú và đa dạng. Điều này đòi hỏi Chấp hành viên phải có những hiểu biết nhất định về giấy tờ có giá để áp dụng đúng các quy định pháp luật. 

Xác minh giấy tờ có giá: cũng nan giải

Để có thể thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án Chấp hành viên phải tiến hành xác minh rõ giấy tờ có giá là loại gì, giá trị bao nhiêu, nguồn gốc của tài sản….trong khi việc này rất khó thực hiện vì có rất nhiều cơ quan, tổ chức ban hành giấy tờ có giá, hàng trăm công ty niêm yết chứng khoán trên thị trường. 

Mặc dù Luật THADS đã có quy định về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong THADS tuy nhiên trên thực tế việc phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý tài sản là giấy tờ có giá…đối với chấp hành viên còn hạn chế, chưa kịp thời và hiệu quả. Do đó cần quy định các chế tài pháp lý cụ thể và đủ mạnh về việc phối hợp giữa các cơ quan nắm giữ giấy tờ có giá nói riêng và các cơ quan hữu quan trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan THADS trong hoạt động thi hành án.

Cần quy định cụ thể việc bán giấy tờ có giá

Theo quy định tại Điều 83 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 “việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc bán giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án, Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS cũng không có quy định về vấn đề này. Giấy tờ có giá là một loại tài sản có tính chất đặc thù, không giống với các loại tài sản khác. Do vậy cần quy định cụ thể việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hay văn bản pháp luật chuyên ngành nào để thực hiện cho đúng.

Cưỡng chế xử lý giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một vấn đề phức tạp, do đó cần phải có các quy định pháp lý cụ thể và chi tiết hơn về việc tổ chức thi hành án đối với loại tài sản đặc biệt này. 

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.