Cuốn sách ghi lại lịch sử 3 thập kỷ bảo tồn các loài thú trên cạn ở Việt Nam

TS. Tilo Nadler (giữa) đã có hơn 30 năm làm công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
TS. Tilo Nadler (giữa) đã có hơn 30 năm làm công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “ Lost and Found: The History of Extermination, Discovery and Rediscovery of mammals in Vietnam” là tựa cuốn sách mới ra mắt của tiến sĩ người Đức gốc Do Thái Tilo Nadler, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng Cúc Phương . Ông Tilo cũng là người đã có nhiều cống hiến cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

“Mất đi và tìm thấy”

“Lost and Found: The History of Extermination, Discovery and Rediscovery of mammals in Vietnam” tạm dịch là “Mất đi và tìm thấy: Lịch sử của sự tiêu diệt, phát hiện, tái phát hiện các loài thú ở Việt Nam”. Cuốn sách dày 600 trang, được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh, kể về quá trình dẫn đến sự tuyệt chủng và phát hiện 150 loài thú sống trên cạn ở Việt Nam trong hơn ba thập kỷ.

Có thể thấy, việc phát hiện ra các loài động vật mới hay hoạt động săn bắt, tiêu diệt dẫn đến tuyệt chủng các loài động vật, suy thoái đa dạng sinh học, đều gắn liền với các hoạt động của con người. Đáng nói, trong 190 con người gắn liền với lịch sử của loài được giới thiệu qua tiểu sử ngắn trong cuốn sách có sự hiện diện của đông đảo các nhà khoa học Việt Nam.

Công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ, theo đánh giá của TS. Tilo Nadler.

“Nói về công tác bảo tồn tại Việt Nam trước những năm 1990 có đặc điểm là các nhà bảo tồn thường hoạt động riêng lẻ và độc lập. Tuy nhiên, sau thập niên 90, chính phủ Việt Nam đã ban hành những cơ chế mới giúp các nhà bảo tồn có thể hợp tác với nhau, hợp tác với các viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để phát triển công tác bảo tồn tại Việt Nam. Trong đó cần ghi nhận sự đóng góp đáng kể của các tổ chức bảo tồn quốc tế lớn như IUCN, WWF, WCS,…”, ông Tilo cho hay.

Bìa cuốn sách “Lost and Found: The History of Extermination, Discovery and Rediscovery of mammals in Vietnam”

Bìa cuốn sách “Lost and Found: The History of Extermination, Discovery and Rediscovery of mammals in Vietnam”

Theo một thống kê của Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên tại Việt Nam tạo nên môi trường sống quan trọng cho 13.766 loài, động vật trên cạn 10.300 loài, vi sinh vật 7.500 loài, sinh vật nước ngọt với 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt và 11.000 loài sinh vật biển.

Theo đó, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu...

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1990 đến nay, đa dạng sinh học đang có xu hướng suy giảm trên toàn cầu, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Mặc dù có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và phong phú, nhưng trong bối cảnh dân số đông, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên lớn, các phương thức tiêu thụ, sử dụng tài nguyên vẫn còn chưa bền vững... đang khiến cho đa dạng sinh học của Việt Nam bị suy giảm với tốc độ nhanh.

Mặt khác, nạn phá rừng, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra, ô nhiễm môi trường ở các điểm nóng tiếp tục là những mối đe dọa lớn khác.

Cuốn sách của TS. Tilo góp phần cung cấp một cái nhìn tổng quan về tất cả các loài thú sống trên cạn đã biết của Việt Nam. Trong đó, cuốn sách cũng đề cập tới thành tựu phát hiện một số loài thú lớn tại nước ta như Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn, Voọc chà vá chân xám và Vượn đen má vàng phương Bắc.

Bên cạnh đó, là quá trình mất đi một số loài thú lớn khác như Bò Xám, Tê giác một sừng, Hổ, Báo hoa mai, Nai cà tông – chúng bị xoá sổ bởi tệ nạn săn bắt và bẫy bắt trái phép.

Nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép vẫn là vấn nạn nhức nhối ở nước ta nhiều năm nay.

Nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép vẫn là vấn nạn nhức nhối ở nước ta nhiều năm nay.

“Tôi đã mất 2 năm thu thập thông tin cho cuốn sách này, thông qua các cuộc phỏng vấn, báo cáo, nghiên cứu của các nhà bảo tồn, nhà khoa học. 30 năm tuy không phải là một khoảng thời gian dài nhưng cũng không phải ngắn, khoảng thời gian này cũng ghi nhận quá trình Việt Nam đã trải qua rất sự suy giảm các loài bởi tác động của chiến tranh”, ông Tilo chia sẻ về ý nghĩa cái tên cuốn sách.

Theo ông, việc ghi nhận đối với các loài sinh vật có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động phát hiện các loài mới trong tương lai, đồng thời đóng góp một tiếng nói vào công tác bảo tồn tại Việt Nam.

“Công tác bảo tồn không chỉ là vấn đề của tiền bạc mà còn là vấn đề của ý thức con người. Tôi cho rằng hàng chục triệu con người Việt Nam cần đóng góp, chung tay và có ý thức bảo tồn các loài động thực vật hoang dã”, ông Tilo nói thêm.

Nguồn tư liệu, cảm hứng với nhiều thế hệ bảo tồn

GS. Nguyễn Xuân Đặng nhận định, một cuốn sách tổng hợp lịch sử phát hiện và tuyệt chủng của các loài thú trên cạn tại Việt Nam là nguồn tư liệu có giá trị rất lớn đối với công tác nghiên cứu, bảo tồn, đặc biệt còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn tiếp nối.

Còn theo TS. Văn Ngọc Thịnh, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam), trong rất nhiều ý nghĩa mà cuốn sách của Tilo Nadler mang lại cho lĩnh vực bảo tồn thì điều đáng nói nhất là sự ghi nhận các giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam mà trước đó chưa ai công nhận, thậm chí chưa ai biết đến. Khi phải chứng kiến những giá trị này mất dần trong các thập kỷ qua là một sự “đau xót” của rất nhiều nhà khoa học, nhà bảo tồn, người yêu thiên nhiên.

TS. Văn Ngọc Thịnh bình luận về ý nghĩa của cuốn sách đối với công tác bảo tồn loài tại Việt Nam.

TS. Văn Ngọc Thịnh bình luận về ý nghĩa của cuốn sách đối với công tác bảo tồn loài tại Việt Nam.

Ông Thịnh cho rằng, trong quá trình tìm lời giải cho câu hỏi “Cần phải làm gì để phục hồi và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học”, cuốn sách và những hoạt động cống hiến của Tilo Nadler cũng các nhà khoa học, nhà bảo tồn Việt Nam trong thời gian qua đều có ý nghĩa rất quan trọng.

GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh đồng tình: “Tilo đóng góp cho Việt Nam không chỉ 30 năm mà còn phải nói tới đóng góp đặc biệt nhất là việc thành lập Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương. Chúng tôi luôn tự hào là Việt Nam có một trung tâm cứu hộ các loài thú hoang dã đầu tiên của Đông Nam Á mà Tilo là người đầu tiên làm nên những điều đó vào khoảng trước năm 1990. Dù rất cực và khó khăn, không chỉ cực về tiền, nhưng Tilo vẫn vượt qua tất cả để làm điều đó. Bởi vậy, thay mặt những người nghiên cứu động vật rất cám ơn Tilo đã làm nhiều điều có ý nghĩa cho thiên nhiên Việt Nam, động vật Việt Nam”.

“Cuốn sách sẽ giúp cho thế hệ ngày nay và thế hệ sau này biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã. Bởi vậy, không chỉ đem đến cho chúng ta và bạn đọc quốc tế những kiến thức về đa dạng sinh học mà còn bồi dưỡng tâm hồn yêu quý, bảo vệ môi trường, để thiên nhiên và con người hoà hợp, sống bình yên, hạnh phúc với nhau”, GS. Đặng Huy Huỳnh khẳng định.

Tầm nhìn 2050 về “Sống hòa hợp với thiên nhiên”

Tham gia công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994, từ đó đến nay Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hướng đến giải quyết các mối đe dọa về đa dạng sinh học một cách toàn diện. Bao gồm hoàn thiện hành lang pháp lý, tích cực hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tạo điều kiện cho các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong nước phát triển cũng như tăng cường hợp tác, chỉ đạo các cơ quan, bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương.

Đặc biệt, tháng 1/2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cam kết này đã được Việt Nam tái khẳng định thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo thế giới về thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về Đa dạng sinh học trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 75 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; Tuyên bố Côn Minh tại Hội nghị các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học thứ 15 năm 2021 tại Côn Minh, Trung Quốc.

“Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào những nỗ lực chung nhằm bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu” là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân tại phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia công ước đa dạng sinh học lần thứ 15 năm 2022 (COP15), thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực hiện thực hóa Tầm nhìn 2050 về “Sống hòa hợp với thiên nhiên”.

Đọc thêm

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.