Cuộc xóa sổ động vật lưỡng cư ở rừng Panama

Nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học sinh vật đã chỉ ra rằng, một thảm họa dịch bệnh đã khiến cho 30 loài động vật lưỡng cư trong đó có 5 loài là động vật mới chưa được tiến hành nghiên cứu biến mất ở hệ sinh thái rừng El Cope, Panama.

Nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học sinh vật đã chỉ ra rằng, một thảm họa dịch bệnh đã khiến cho 30 loài động vật lưỡng cư trong đó có 5 loài là động vật mới chưa được tiến hành nghiên cứu biến mất ở hệ sinh thái rừng El Cope, Panama. Đây được xem là thảm họa tuyệt chủng do loài nấm độc chytrid gây ra. Nấm chytrid cũng chính là nguyên nhân gây ra việc suy giảm động vật lưỡng cư lớn ở Trung – Nam Mỹ và Úc trong những năm 1980 trước đây. Loài nấm độc này tấn công trực tiếp lên da, cơ quan hô hấp, phá hủy các lỗ thở và hút nước của ếch khiến cho ếch bị mất trọng lượng và cuối cùng là chết. Lo ngại về sự xuất hiện của nấm chytrid ở El Cope, các nhà khoa học đã đến đây vào năm 1998 và 2004 để có thể ghi chép những thông tin di truyền của các loài ếch và kỳ giông trong khu vực trước khi loại nấm này xâm nhập.
Một loài ếch khu vực El Cope nhiễm nấm chytrid đang được nghiên cứu. (Ảnh: Telegraph)
Một loài ếch khu vực El Cope nhiễm nấm chytrid đang được nghiên cứu. (Ảnh: Telegraph)
Đúng như dự đoán, nấm chytrid đã xuất hiện ở El Cope vào năm 2004 và nhanh chóng tiêu diệt các loại động vật lưỡng cư trong đó chủ yếu là các loài ếch. Nấm độc chytrid này tiêu diệt các loại ếch rất nhanh. Các nhà khoa học hầu như không thể theo dõi được quá trình biến mất của các loài ếch. Tuy nhiên, với các dữ liệu di truyền đã được lưu giữ, nhóm nghiên cứu đã xác định được các loài bị biến mất và khẳng định trong đó có một số loài là động vật mới vừa được phát hiện. "Chúng tôi phát hiện ra những loài mới và biết được sự biến mất của chúng trong cùng một lúc. Đó là hai quá trình trái ngược nhau hoàn toàn nhưng ở trường hợp này chúng lại gặp nhau”, nhà sinh vật học Andrew Crawford, Đại học Andes ở Bogotá, Colombia phát biểu. Trước khi nấm chytrid tấn công El Cope, Crawford và các đồng nghiệp đã thu thập được mẫu ADN của 63 loài ếch và các loài kỳ giông trong bán kính 1,5 dặm vuông (tương đương với 4km2) trong khu vực. Dữ liệu này đã được chuyển đến cho sở dữ liệu di truyền động vật lưỡng cư. Bằng cách kết hợp các mẫu ADN mới thu thập được với những dữ liệu di truyền đã có, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra được 11 loài động vật lưỡng cư mới. Sau dịch nấm chytrid, một cuộc khảo sát đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2008 và cho kết quả là 25 trong số 63 loài đã biến mất, 5 trong số 11 loài mới cũng đã bị tiêu diệt hoàn toàn. 9 loài khác bị sụt giảm số lượng lớn: từ 85% – 99% so với cuộc khảo sát trước đó. Mặc dù các loài này không bị tuyệt chủng trên diện toàn cầu những rõ ràng cũng không có nhiều hi vọng rằng động vật lưỡng cư ở các khu vực khác sẽ không bị ảnh hưởng như ở El Cope. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân để lí giải cho sự lây lan của nấm chytrid và rất có thể nó sẽ được toàn cầu hóa bởi sự liên kết giữa con người và hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến. Và khi đó nấm chytrid có thể sẽ đe dọa đến cả các loài động vật với mã gen di truyền khác. Crawford nói: “Chúng tôi hy vọng rằng sẽ không tìm thấy các mầm bệnh như thế tấn công lên động vật có vú”.
Theo Đỗ Hòa
VNN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.