Cuộc tranh luận kéo dài nghìn năm về hai vị Thánh tăng Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không

Tượng thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không tại chùa Bái Đính
Tượng thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không tại chùa Bái Đính
(PLVN) - Gần một nghìn năm qua, trong màn sương lịch sử, câu chuyện về hai vị thánh tăng Không Lộ - Minh Không “tuy hai mà một, tuy một mà hai” vẫn tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi bí ẩn. Dù  Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không là hai hay một người cụ thể thì vai trò của các Ngài trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân, của dân tộc vẫn luôn đậm nét, như một minh chứng đặc sắc cho văn hóa Phật giáo, cho sự hiển linh màu nhiệm của Phật pháp giữa cuộc đời. 

Bài viết này sẽ không đi sâu vào sự kiến giải xem sự truyền tụng về đức độ, phép thuật phi phàm cũng như việc dân gian quan niệm đồng nhất Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không là đúng hay sai? Cũng không cắt nghĩa hai Ngài là hai người hay là một. 

Chỉ biết rằng, tính danh và sự nghiệp, trí huệ và niềm tin, sự thật và thêu dệt về hai vị cao tăng thời Lý góp phần làm cho văn hoá Phật giáo Đại Việt thêm lung linh vi diệu những sắc màu. 

Về Quốc sư, Đức Thánh tổ Dương Không Lộ

Theo sử sách, Dương Không Lộ (楊空路, 1016-1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, pháp hiệu là Thông Huyền chân nhân, hay Vân Du Tường, quê ở xã Hải Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ông xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Không Lộ là một Thiền sư triều Lý, vì có công trạng chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được phong làm Quốc sư. Ngài đã từng tu ở các chùa: Nghiêm Quang (chùa Keo), Hà Trạch, Chúc Thánh. 

Tượng Thiền sư Dương Không Lộ
 Tượng Thiền sư Dương Không Lộ 

Dương Không Lộ cũng được coi là vị tổ nghề đúc đồng. Không Lộ vừa được coi là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường.

Tuy nhiên, theo sách "Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược" (Phòng Địa chí - Thư viện tỉnh Nam Định chế bản) tại trang 146, trong mục chùa Keo thì: Không Lộ tên chính là Nguyễn Chí Thành người xã Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cùng Nguyễn Viết Y người xã Loa Điền Hải Thanh kết bạn với nhau, Chí Thành đạo hiệu là Không Lộ, Viên Y đạo hiệu là Giác Hải, sau gặp sư Từ Đạo Hạnh người Yên Lãng cùng sang Tây Trúc học đạo đều thành. 

Về nội dung này của sách, tiểu sử, tính danh và sự nghiệp của Dương Không Lộ có nhiều nét đồng nhất với Thiền sư Nguyễn Minh Không. 

Chùa Keo (Thái Bình) là nơi lưu giữ, thờ tự xá lợi của Thiền sư Không Lộ
 Chùa Keo (Thái Bình) là nơi lưu giữ, thờ tự xá lợi của Thiền sư Không Lộ 

Không chỉ là một vị Quốc sư, Thánh tăng phi phàm, Dương Không Lộ còn là một nhà thơ nổi tiếng thời Lý. Bằng bút pháp tài hoa, phóng khoáng hiếm thấy, thơ của Ngài thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước, gắn bó với thiên nhiên, tạo vật và con người – điều này vô cùng hiếm có và đặc biệt bởi một vị chân tu. Thơ của Ngài trải qua hàng nghìn năm vẫn được lưu truyền, vẫn gây được xúc cảm và tình cảm đặc biệt cho người đọc.

Gác chuông chùa Keo - Thái Bình
 Gác chuông chùa Keo - Thái Bình 

Trong truyền thuyết dân gian, hình tượng Dương Không Lộ thường được hình dung là ông Khổng Lồ có thể đi trên mặt nước, bay trên không trung, có tài đúc chuông, lấy nón làm thuyền, lấy gậy tích trượng làm mái chèo, chở hết cả kho đồng xứ Bắc về nước Nam…

Căn cứ vào truyền thuyết dân gian, một số nhà nghiên cứu cho rằng Dương Không Lộ là một mô típ độc đáo trong nền văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở Đồng bằng Bắc bộ nói chung và vùng Keo nói riêng. Dương Không Lộ là một nhân vật được xây dựng từ những mảnh vụn huyền thoại, được lịch sử hoá để trở thành một ông Không Lộ - có yếu tố của một anh hùng văn hoá.

Quốc sư, Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không

Theo sử sách chép lại, Thiền sư Nguyễn Minh Không (1066-1141) tên thật là Nguyễn Chí Thành, người làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 

Thiền sư Minh Không thuộc thế hệ thứ mười ba của dòng Pháp Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Từ nhỏ Minh Không đã bộc lộ tài trí hơn người, bản tính ham học hỏi, thường đi du lãm khắp nơi. Một ngày đến chùa Thiên Phúc, Ngài được Thiền sư Từ Đạo Hạnh yêu mến, thu nhận đi theo. 

Qua 17 năm trời khổ cực, ngài được Thiền sư Từ Đạo Hạnh ban tâm ấn, cho tên là Minh Không. Khi vua Lý Thần Tông mắc bệnh “hóa hổ”, các lương y trong thiên hạ đều bất lực, vô phương cứu chữa. Ngài bằng pháp thuật cao cường đã chữa khỏi bệnh cho vua nên được phong làm Quốc sư. Thân thế và sự nghiệp của Ngài được cả chính sử lẫn dã sử đề cập, trong đó đáng chú ý có một số yếu tố nhuốm màu huyền thoại.

Đền Đức Thánh Nguyễn - thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không tại quê hương ông Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình)
 Đền Đức Thánh Nguyễn - thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không tại quê hương ông Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) 

Thiền sư Nguyễn Minh Không cũng được dân gian suy tôn là Tổ nghề đúc đồng. Dân gian lưu truyền rằng Ngài là người có công đúc nên “Tứ đại khí” nổi danh thời Lý gồm Tháp báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh. 

Nhiều làng nghề đúc đồng nổi tiếng như làng Chè, Rỵ (Thanh Hóa), làng Tống Xá (Nam Định), Lò Đúc, Ngũ Xã (Hà Nội)... đều thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không làm Tổ nghề. 

Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) có pho tượng Di Lặc khổng lồ - một trong "An Nam tứ đại khí", cũng là một trong các chùa thờ Đức Thánh tổ Minh Không
 Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) có pho tượng Di Lặc khổng lồ - một trong "An Nam tứ đại khí", cũng là một trong các chùa thờ Đức Thánh tổ Minh Không

Đặc biệt, theo Văn bia tại chùa Cổ Lễ (ngôi chùa được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, có địa chỉ tại huyện Trực Ninh, Nam Định mà Xa lộ Pháp luật đã phản ánh ở bài báo trước) - ngôi chùa nổi tiếng mà Ngài Nguyễn Minh Không xây dựng, đúc chuông có ghi: “Thuở thiếu thời, ngài Nguyễn Minh Không làm nghề chài lưới của cha ông, năm 29 tuổi xuất gia đầu Phật. Ngài đã “Văn - Tư - Tu đốn Tức Minh Tâm kiến tính quán càn khôn”, và ngài còn là nhà Y sư nổi tiếng, đã cứu chữa cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh nan y và được nhà vua phong làm “Lý Triều Quốc sư”.

Ngài cùng Thiền Sư Giác Hải và Thiền Sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây vực (Bắc Ấn Độ), tầm học phép “Tam vô lậu” đắc “Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”. Ba vị Thiền sư sau khi đắc lục trí thần thông trở về nước, Đức Thánh tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Sài Sơn, Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang, Đức Giác Hải Thiền sư trụ trì chùa Diên Phúc. Từ đó 3 vị Thiền sư trở thành “Nam Thiên tam vị Thánh Tổ”.

Với nội dung Văn bia này, về thân thế, sự nghiệp của Ngài Nguyễn Minh Không có nhiều điểm trùng khớp với Ngài Dương Không Lộ.

Vi diệu hai vị Thánh Tổ “tuy hai mà một, tuy một mà hai” 

Như vậy, có thể thấy, căn cứ theo tài liệu sử sách về thân thế, sự nghiệp của hai vị Thánh tăng Không Lộ - Minh Không thì hai vị là hai người khác biệt, có tiểu sử rõ ràng. 

Cả hai Ngài đều là Quốc sư đời Lý nhưng theo lịch sử thì Dương Không Lộ là Quốc sư đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và Nguyễn Minh Không là quốc sư đời vua Lý Thần Tông (1128-1138).

Có thể nói, Ngài Nguyễn Minh Không thuộc thế hệ sau Ngài Dương Không Lộ. Không Lộ ở thế hệ cùng với Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Còn Minh Không ở thế thệ sau và là học trò của Từ Đạo Hạnh. 

Cả hai vị, ngoài tài năng đức độ phi phàm của bậc Thiền sư thì còn là thần y, đều đã từng chữa khỏi bệnh cho hai vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông. Hai Ngài đều được Vua phong là Quốc sư, được tín ngưỡng dân gian phong thần, gọi Đức Thánh tổ. 

Tuy nhiên, có lẽ vô cùng cảm kính đức độ, tài năng của các Ngài, truyền thuyết trong dân gian về Thiền sư Nguyễn Minh Không đôi khi có sự đồng nhất với Thiền sư Dương Không Lộ. Chẳng hạn Văn bia chùa Cổ Lễ như đã nói ở phần trên. Tương tự, Không Lộ thiền sư ký ngữ lục lưu giữ tại chùa Keo (Thái Bình) thuật lại tiểu sử Dương Không Lộ, chỉ khác tên họ, quê quán, còn lại sự tích hoàn toàn trùng khớp với Nguyễn Minh Không.

Không chỉ trong tâm thức dân gian, đôi khi các tài liệu chính sử cũng có những kiến giải gần như đồng nhất hai vị Thánh tăng. Chẳng hạn, trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư hoàn toàn không có nhân vật Dương Không Lộ, chỉ thấy 3 đoạn ghi chép về đại sư Minh Không.

Chính bởi vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ không đi sâu vào sự kiến giải xem trong tâm thức dân gian cũng như một số tài liệu sử quan niệm đồng nhất Dương Không Lộ - Nguyễn Minh Không là đúng hay sai? Cũng không cắt nghĩa các Ngài là hai người hay là một. 

Chỉ biết rằng, tính danh và sự nghiệp, trí huệ và niềm tin, sự thật và thêu dệt về hai vị cao tăng thời Lý khiến cho văn hoá Phật giáo Đại Việt thêm lung linh vi diệu những sắc màu...

(Mời đón đọc loạt bài: Những cổ tự lưu giữ "An Nam tứ đại khí")

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.