Cuộc sống sau COVID-19: Một con đường dài phục hồi

Nhiều y bác sĩ quay trở về nhà sau dịch vẫn băn khoăn liệu đây đã là kết thúc? Ảnh: Financial Times
Nhiều y bác sĩ quay trở về nhà sau dịch vẫn băn khoăn liệu đây đã là kết thúc? Ảnh: Financial Times
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lo lắng về việc tái hòa nhập xã hội khi thế giới tiếp tục vật lộn với đại dịch. Ảnh hưởng của căn bệnh COVID-19 có thể dai dẳng hơn rất nhiều đối với con người, theo các chuyên gia y học trên toàn thế giới.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 xuất hiện di chứng

Theo thống kê của Google, tính đến tháng 10/2021, đã có hơn 244 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, trong đó có gần 5 triệu ca tử vong. Mặc dù đại đa số các trường hợp đều cho biểu hiện lâm sàng từ mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, tuy nhiên phần lớn các ca bệnh đều qua khỏi. Tiêm chủng vaccine cũng khiến tỉ lệ lây nhiễm giảm mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn hồi phục sau COVID-19 vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Theo một nghiên cứu được công bố vào giữa tháng 6/2021 trên The Lancet - một trong những tập san y khoa y khoa tổng quan lâu đời và uy tín nhất trên thế giới, một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân COVID-19 xuất hiện các di chứng sau khi đã hồi phục trong khoảng từ 1-3 tháng sau khi được chữa khỏi, gọi tắt là PASC. Khảo sát này được thực hiện thông qua hàng loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với người dân tại Anh về di chứng sau khi nhiễm COVID-19.

Kết quả cho thấy, trong số những người được khảo sát, chỉ 80% hồi phục sau một tháng. Con số này tăng lên 90% sau 2 tháng và 93% sau 3 tháng. Như vậy, vẫn còn khoảng 5% bệnh nhân COVID-19 vẫn xuất hiện các triệu chứng dai dẳng từ 3 tháng sau khi nhiễm COVID-19 và được chữa khỏi. Triệu chứng của PASC có nhiều biểu hiện lâm sàng giống với căn bệnh COVID-19 như mệt mỏi, khó thở, đau, yếu cơ… Tuy nhiên, đến nay dữ liệu nghiên cứu về PASC vẫn còn rất ít.

Mặt khác, tại Trung tâm Y tế Harbourview, thành phố Seatle, bang Washington, Mỹ - một trong những địa điểm điều trị cho những người đang ”vật lộn” với ảnh hưởng lâu dài của căn bệnh COVID-19, các y bác sĩ cho biết, những thay đổi trong não bộ của bệnh nhân COVID-19 có một số dấu hiệu giống với bệnh nhân Alzheimer.

Bác sĩ Janna Friedly – giám đốc trung tâm này cho biết: “Chúng tôi đã thấy hàng trăm người có nhiều triệu chứng khác nhau sau khi được chữa khỏi bởi COVID-19 và trong số những triệu chứng phổ biến nhất là các vấn đề về trí nhớ và nhận thức”. Cụ thể, nhiều người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thứ rất gần gũi với họ, chẳng hạn như tên của bạn bè, vị trí của những vật dụng quen thuộc, nhớ đường đến nơi làm việc, siêu thị,...

Theo đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 7/2021 trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine (Mỹ) cho biết, ước tính từ 1/4 đến 1/3 số người mắc COVID-19 có các triệu chứng khác sau khi khỏi bệnh từ sau 7-9 tháng chữa khỏi. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó chịu sau khi gắng sức và các vấn đề về nhận thức. Nhiều người khác còn bị lo âu và trầm cảm, giấc ngủ bị gián đoạn và một loạt các triệu chứng suy giảm thần kinh khác. Friedly cho biết những triệu chứng này xảy ra ở cả những người chỉ bị COVID-19 rất nhẹ và những người bị bệnh nặng hơn nhiều.

Người dân Nhật Bản đi làm trở lại kèm theo sự lo lắng. Ảnh: Nikkei Asia

Người dân Nhật Bản đi làm trở lại kèm theo sự lo lắng. Ảnh: Nikkei Asia

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng hậu Covid này có thể cải thiện theo thời gian do điều trị và phục hồi chức năng nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại về ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 lên não bộ của bệnh nhân. TS. Ronald C. Petersen - Giám đốc Trung tâm Bệnh Alzheimer (Mỹ) cho biết: “Di chứng của COVID-19 có nhiều điểm tương đồng với căn bệnh Alzhemer, căn bệnh được biết là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ, đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ”.

Được biết, một số căn bệnh do virus trước đây có ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh sau khi được chữa khỏi. Ví dụ, trong dịch cúm năm 1918, những bệnh nhân cúm đã phát triển một biến chứng ở hệ thần kinh sau khi họ được chữa khỏi bệnh. Một trong số các biểu hiện bao gồm các triệu chứng giống bệnh nhân Parkinson - một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng.

Hiện, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra biểu hiện này là do ảnh hưởng trực tiếp của virus hay gián tiếp thông qua việc suy giảm hệ thống miễn dịch do virus gây ra. Vẫn còn quá sớm để kết luận yếu tố nào gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở những bệnh nhân COVID-19 về sau này, tuy nhiên hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu trên và hướng điều trị.

Trước khi có một câu trả lời chắc chắn, các chuyên gia y tế khẳng định, vaccine là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại những biến chứng do virus COVID-19, kể cả khi người đã tiêm vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ biến chứng trong não bộ sau khi khỏi bệnh cũng thấp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn cần phải bảo vệ bản thân mình khỏi bị nhiễm virus như tuân thủ 5K.

Nỗi ám ảnh về COVID-19 vẫn sẽ kéo dài sau khi hết dịch. Ảnh: Politico

Nỗi ám ảnh về COVID-19 vẫn sẽ kéo dài sau khi hết dịch. Ảnh: Politico

Con đường dài của sự phục hồi

Tại đất nước Hoa Kỳ - nơi gần 25 triệu người nhiễm COVID-19 và hơn 400.000 người tử vong, những sự mất mát đó đã để lại một “làn sóng” đau buồn cho xã hội nước này, thậm chí kéo dài đến cả thập kỷ sau đó. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Penn State (bang Pennsylvania, Mỹ), tương ứng mỗi ca tử vong bởi COVID-19, có 9 người khác đau buồn vì sự ra đi của họ. Bên cạnh đó, hàng nghìn người đã khỏi bệnh vẫn đang sống với những triệu chứng về cả tâm lý lẫn thể chất dường như không thể biến mất.

Các cuộc khảo sát liên bang cho thấy 40% người Mỹ đang phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất kích thích. Theo tờ Washington Post, rất nhiều người trẻ tuổi trong thời gian gần đây đã nghĩ đến việc tự sát. Ngay cả những người may mắn hơn không bị nhiễm virus cũng đang có thể bị suy nhược tinh thần vì căng thẳng.

Các bác sĩ nha khoa cho biết, người bệnh có vấn đề về răng ngày càng tăng lên. Còn các bác sĩ da liễu cho biết họ đang phải điều trị nhiều hơn cho các bệnh nhân mắc chứng rụng tóc. Các dược sĩ cũng báo cáo đã kê thêm nhiều đơn thuốc điều trị chứng lo âu, trầm cảm và mất ngủ nhiều hơn trong nhiều tháng gần đây.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đại dịch đã khiến vấn đề phân biệt chủng tộc và cách biệt kinh tế trở nên rõ rệt hơn giữa người da đen, Mỹ Latin và người Mỹ trắng trong xã hội nước này.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu nhiều hơn về những tác động của căn bệnh COVID-19 với con người sau khi dịch bệnh kết thúc. Theo đó, sự phục hồi đối với cuộc sống của chúng ta có thể phải kéo dài tới nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, ngay cả đối với những người không bị nhiễm bệnh.

PGS.TS David Abramson từ Trường Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học New York, đã dành 2 thập kỷ để nghiên cứu cách mọi người phục hồi sau thảm họa cơn bão Katrina cho biết: Những thảm hoạ có thể tác động đến cuộc đời của con người trong suốt quãng đời còn lại bởi đã tác động lên cảm quan và nhận thức cuộc sống, cũng như nền tảng vật chất của con người. Tuy nhiên, khác với thảm hoạ thiên nhiên như bão, lũ, việc phục hồi sau đại dịch bệnh toàn cầu sẽ có nhiều điểm khác biệt. Rất khó thể khẳng định bao lâu nữa sự phục hồi mới bắt đầu, sự phục hồi đó sẽ diễn ra như thế nào, liệu chúng ta có thể quay trở lại hoàn toàn như trước kia hay không.

Nhìn chung, về mặt tích cực, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trên thế giới, hầu hết người dân tại các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 đều cảm thấy hào hứng trở lại với những kế hoạch, công việc, du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn,… Dù vậy, PGS Abramson ước tính rằng, phải mất một thời gian dài, khoảng 13 năm, trước khi họ có thể thực sự cảm thấy “bình thường”. Tất nhiên, không nỗi đau hay vết thương nào không thể được chữa lành bởi thời gian. Sau khi vượt qua những biến cố và thảm hoạ, con người có thể học được cách đối mặt với nỗi đau, tiếp nhận nó và bước tiếp.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.