Cuộc sống “sang chảnh” của giới thượng lưu ở Triều Tiên

(PLVN) - Khi nhắc đến Triều Tiên, người ta thường nghĩ ngay đến một đất nước có chương trình phát triển tên lửa hạt nhân với nhiều bí ẩn. Bởi vậy, cuộc sống của người dân nước này thực sự như thế nào còn là một điều bỏ ngỏ. 

Nếu nói người dân Triều Tiên giàu có thì không đúng, nhưng nghèo cũng hoàn toàn không hẳn là như vậy. Xét về mọi tiêu chí thì nền kinh tế cũng như mức sống của người dân Triều Tiên còn tụt khá xa so với Hàn Quốc (GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc là 32.400 USD, của Triều Tiên chỉ là 1.800 USD). Tuy nhiên, hãy thử đến đất nước này một lần, chắc hẳn bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Nhà cao tầng và xe ô tô nhiều màu sắc trên đường phố Triều Tiên
 Nhà cao tầng và xe ô tô nhiều màu sắc trên đường phố Triều Tiên

Thủ đô Bình Nhưỡng, lương của quan chức chưa đầy 100 USD/tháng. Song, nhiều năm trở lại đây, các thương gia mới nổi tại Triều Tiên bắt đầu hình thành một tầng lớp đại gia mới tại Thủ đô Bình Nhưỡng. Tầng lớp này được người Triều gọi là “donju”, có thể hiểu là những “người làm ra tiền”, chiếm 1% tổng dân số Triều Tiên.

Những cao ốc hiện đại không kém gì ở các nước phát triển
 Những cao ốc hiện đại không kém gì ở các nước phát triển

Theo Washington Post, những người thuộc tầng lớp đại gia mới thường nắm giữ một vị trí trong Chính phủ - trong các Bộ hoặc quân đội và điều hành một doanh nghiệp Nhà nước ở nước ngoài hoặc thu hút đầu tư vào Triều Tiên. Mặt khác, họ kinh doanh đủ mọi thứ có thể từ tivi màn hình phẳng đến bất động sản. Có tiền trong tay, tầng lớp “donju” cũng sắm tất cả đồ dùng gia đình tưởng chừng là bình thường ở các nước khác nhưng xa xỉ tại Triều Tiên như: Tivi, tủ lạnh cỡ lớn, mô tô , thậm chí là xe ô tô nhập khẩu (chủ yếu là Toyota, Honda)…  

Các khu vui chơi giải trí cao cấp
 Các khu vui chơi giải trí cao cấp

Không chỉ mua nhà hay sắm đồ sa xỉ, người giàu Triều Tiên cũng rất biết cách tận hưởng cuộc sống không thua kém giới trung, thượng lưu tại Hàn Quốc hay phương Tây.

Những cậu ấm, cô chiêu trong những gia đình giàu có cũng thích mặc thời trang Zara, H&M. Họ thường xuyên tập luyện, giữ dáng, nâng cao sức khỏe với gym, yoga… tại các trung tâm thể dục thể thao lớn.

“Bình thường chúng tôi thường phải mặc quần áo kín đáo nhưng khi vào phòng tập gym, chúng tôi có thể thỏa sức ăn mặc, khoe dáng”, cô Lee Seo-hyeon, 24 tuổi, một thanh niên nằm trong những gia đình giàu có chia sẻ. Theo Lee, thời trang phòng tập của nữ giới Triều Tiên thường là quần legging, áo ngắn, bó sát, trong đó Elle là nhãn hiệu khá nổi tiếng, còn nam giới ưa chuộng các nhãn hiệu: Adidas, Nike. Họ thường mua các loại quần áo này khi sang Trung Quốc.

Tại Pothongang Ryugyong – khu trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên tại Triều Tiên khai trương cuối năm 2011 bày chật kín là các mặt hàng nhập khẩu từ thức ăn, quần áo đến đồ điện tử và nội thất. Khách hàng đến đây có thể thanh toán bằng ngoại tệ.
Tại Pothongang Ryugyong – khu trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên tại Triều Tiên khai trương cuối năm 2011 bày chật kín là các mặt hàng nhập khẩu từ thức ăn, quần áo đến đồ điện tử và nội thất. Khách hàng đến đây có thể thanh toán bằng ngoại tệ.

Đã mặc đẹp, người Triều Tiên có tiền cũng chú ý đến vấn đề ăn ngon. Họ rất chịu “bỏ tiền” thưởng thức những món ăn, hay mua nguyên liệu thực phẩm hiếm có, đắt đỏ nhập khẩu từ phương Tây. Một siêu thị tại Triều Tiên đầy ắp các sản phẩm nhập khẩu như bò Australia, cá hồi Nauy, ngũ cốc… và tất cả đều được bán với “giá trên trời”.

Tầng lớp donju cũng thường xuyên lui tới các cửa hàng sang trọng, quán cà phê để thưởng thức những món đồ uống có giá gần bằng 1 tháng lương của quan chức. Thú thưởng thức cà phê của giới có tiền tại Triều Tiên nở rộ từ năm 2014.  Hầu hết các đồ uống trong menu của quán có giá từ 4 USD- 8USD, đặc biệt một cốc mocha đá có giá là 9 USD.

Từ năm 2009, LHQ áp đặt lệnh cấm vận khắc nghiệt đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, giới thượng lưu ở Bình Nhưỡng vẫn đi xe đắt tiền, uống rượu xịn và xem TV màn hình phẳng.

Pothongang Ryugyong – khu trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên tại Triều Tiên khai trương cuối năm 2011. Tại đây, bày chật kín là các mặt hàng nhập khẩu từ thức ăn, quần áo đến đồ điện tử và nội thất. Khách hàng đến đây có thể thanh toán bằng ngoại tệ. Các loại rượu nổi tiếng đều có mặt đầy đủ: từ Absolut Vodka, Champagne, Hennessy, Johnnie Walker Gold Label, Chivas Regal đến Remy Martin...

Quầy thực phẩm chất đầy bơ Đan Mạch, bơ New Zealand, pho mát Pháp và các loại nước ngọt nổi tiếng thế giới, trừ Coca Cola. Các mặt hàng xa xỉ khác được bày bán là đồng hồ cao cấp, trang sức, nước hoa ngoại, TV màn hình phẳng và loa. Thậm chí người ta còn có thể tìm được tại Pothongang các loại thực phẩm và bát đĩa cao cấp của Nhật Bản, dù nước này cấm vận Triều Tiên rất nghiêm khắc.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.