Cuộc gặp gỡ sau 20 năm của người đàn ông hiến tinh trùng và 22 con

(PLO) - Sau 20 năm, Todd Whitehurst 50 tuổi (Mỹ) vừa có cuộc gặp gỡ đầy thú vị với những đứa trẻ mang nửa dòng máu của mình.

Năm 1998, Todd là một kỹ sư máy tính đang học cao học tại Đại học Stanford. Sau một lần đọc được quảng cáo về việc hiến tặng tinh trùng trên trang web của trường, chàng trai trẻ khi ấy đã quyết định hiến tặng định kỳ tại ngân hàng tinh trùng ở California. Trong suốt 4 năm liền sau đó, Todd đã quyên góp tinh trùng cho trung tâm này.

Todd đã hiến tổng cộng 400 lần, tương đương với mỗi năm hiến tặng 100 lần, trung bình khoảng 3 ngày một lần. Mỗi lần hiến tinh trùng một người có thể sản xuất ra 24 lọ tinh trùng đạt tiêu chuẩn. Như vậy, Todd đã hiến tặng tổng cộng 9.600 lọ tinh trùng.

cuoc-gap-go-sau-20-nam-cua-nguoi-dan-ong-hien-tinh-trung-va-22-con

Todd gặp gỡ các con mang nửa dòng máu của mình. Ảnh:CBS.

Khi hiến tặng tinh trùng, Todd phải ký thỏa thuận với ngân hàng sử dụng một nickname bí mật. Các gia đình nhận tinh trùng cũng chỉ biết được các thông tin như tuổi tác, quốc tịch, nơi sinh của người tặng.  Chính vì vậy mà Todd chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ được nhìn thấy hoặc gặp trực tiếp các con của mình.

Thế nhưng, điều kỳ diệu đã đến với Todd khi ông biết được sự tồn tại của 22 người con. Theo CBS, cô Sarah Malley 20 tuổi, tình cờ gặp Jennn và biết được họ là chị em cùng bố. Sau đó, Sarah quyết định tìm cha mình thông qua trang mạng Donor Sibling Register được thành lập bởi Wendy Kramer, nhằm mục đích giúp đỡ những đứa trẻ muốn tìm lại cha bằng cách kết hợp số ID duy nhất của người hiến tặng. 

cuoc-gap-go-sau-20-nam-cua-nguoi-dan-ong-hien-tinh-trung-va-22-con-1

Todd đi chơi cùng các con. Ảnh: CBS.

Carey Phelps cũng là một trong những đứa con của Todd và tìm được bố khi cô 14 tuổi. Phelps, con gái của một bà mẹ độc thân, cho biết cô mất hai tuần để tìm kiếm bố trên trực tuyến với những thông tin ít ỏi mình có. "Khoảnh khắc khi lần đầu tiên nhìn thấy khuôn mặt của ông ấy tôi thật sự sợ hãi và có gì đó hạnh phúc", cô gái nhớ lại.

Sau khi tìm thấy bố, Phelps gửi email cho Todd và họ gặp nhau trực tiếp. Theo CBS, hai người gặp nhau, thậm chí đã đi chơi cùng nhau và với một số anh chị em khác.

Năm ngoái, ông Todd đã sắp xếp một cuộc họp gia đình. Ông mời 8 trong số những người con của mình, trong đó 4 người ông đã gặp và 4 người ông vẫn chưa gặp mặt. 8 anh chị em ruột gặp nhau lần đầu tiên tại sân bay Sea-Tac, bang Washington. 

"Tôi đã rất lo lắng khi gặp chúng. Tôi sợ rằng chỉ có những cái bắt tay hay câu chào xã giao. Và rồi tôi thật bất ngờ và hạnh phúc khi giây phút ấy chúng tôi đã ôm chầm lấy nhau. Thật tuyệt vời", Todd nói.

Todd nói rằng mặc dù ông không phải là cha mẹ của những đứa trẻ đó nhưng vẫn cảm thấy có trách nhiệm với cuộc sống. Ông vô cùng hạnh phúc khi giúp những đứa trẻ tìm được cội nguồn.

"Ai cũng có quyền biết về gốc gác của mình", Todd nói.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.