Cuộc đua vaccine sẽ vẫn tiếp diễn để chống lại "thế hệ tiếp theo" của các chủng virus

Các loại vaccine phòng COVID-19 đang được sử dụng hiện nay. Ảnh: Reuters
Các loại vaccine phòng COVID-19 đang được sử dụng hiện nay. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giám đốc điều hành BioNTech cho biết vào giữa năm 2022 sẽ cần vaccine COVID-19 mới để chống lại "thế hệ tiếp theo" của các chủng virus.

Giám đốc điều hành của công ty BioNTech, công ty công nghệ sinh học đã đồng phát triển vaccine Pfizer, Uğur Şahin nói với Financial Times rằng các biến thể của COVID-19 như chủng Delta dễ lây lan hơn nhưng có thể được giải quyết bằng cách tiêm nhắc lại các vaccine hiện tại.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng các đột biến sẽ xuất hiện có thể vượt qua hệ thống phòng thủ miễn dịch có được bằng vaccine hiện có. Nên “năm nay thì chưa cần một loại vaccine mới. Nhưng đến giữa năm sau, tình hình có thể sẽ khác”, ông Sahin nói và nói thêm rằng cần phải có các phiên bản vaccine “điều chỉnh” để nhắm mục tiêu cụ thể vào các chủng mới xuất hiện.

Theo CEO BioNTech, “loại virus này sẽ ở lại và tiếp tục thích nghi nên chúng ta không có lý do gì để cho rằng virus thế hệ tiếp theo sẽ dễ xử lý hơn đối với hệ miễn dịch so với thế hệ hiện tại. Đây là một quá trình tiến hóa liên tục, và sự tiến hóa đó chỉ mới bắt đầu".

Theo dự đoán của ông Sahin vào năm tới, các chương trình tiêm chủng sẽ có hai luồng chính với các mũi tiêm nhắc lại cho những người đã được tiêm và một chiến dịch tiếp tục để tiêm vaccine cho những người ít được tiếp cận với vaccine cho đến nay.

Một số nhà phát triển vaccine, bao gồm BioNTech và Pfizer, hãng dược phẩm lớn của Hoa Kỳ - đã đưa vaccine mRNA ra thị trường và chia sẻ bằng sáng chế và công nghệ để cho phép sản xuất vaccine rộng rãi hơn.

FDA đã cho phép tiêm liều vaccine tăng cường Pfizer-BioNTech cho người cao tuổi và người có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng.

FDA đã cho phép tiêm liều vaccine tăng cường Pfizer-BioNTech cho người cao tuổi và người có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng.

Trong khi ông Sahin tuyên bố chia sẻ bằng sáng chế không gây rủi ro cho việc kiểm soát chất lượng, thì Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla đã nhiều lần lập luận rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ không khuyến khích sự đổi mới. Tuy nhiên, các nhà phê bình như cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ Tom Frieden đã cáo buộc các công ty dược phẩm “trục lợi chiến tranh”.

Ông Sahin từ chối dự báo giá vaccine Pfizer trong tương lai, nhưng khẳng định, vaccine này vẫn cần thiết trong những năm tới.

Trong khi đó, một nghiên cứu mới cho rằng những người được tiêm chủng đầy đủ vaccine Pfizer hai mũi sẽ mất đi các kháng thể do vaccine tạo ra sau khoảng sáu tháng. Trong khoảng một nửa số đối tượng trong nghiên cứu, các kháng thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm chống lại các biến thể virus corona như Delta, Beta và Mu không thể được phát hiện sau 6 tháng kể từ liều thứ hai, nghiên cứu không được đánh giá này được công bố trên bioRxiv.

Lưu ý rằng mức độ kháng thể "giảm gần 10 lần" trong bảy tháng, các tác giả của nghiên cứu nói với Reuters rằng các phát hiện cho thấy các mũi tiêm nhắc lại được thực hiện "khoảng sáu đến bảy tháng" sau 2 mũi tiêm ban đầu sẽ "có khả năng tăng cường bảo vệ chống lại SARS-CoV-2 và các biến thể của nó”.

Tháng trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép tiêm một liều tăng cường duy nhất của vaccine Pfizer-BioNTech cho người cao tuổi và những người có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Liều tăng cường sẽ được tiêm sáu tháng sau 2 mũi đầu tiên.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.