Cuộc đời thăng trầm của Phi Nhung và lời hứa dang dở với con gái

Phi Nhung ra đi khi vẫn "canh cánh" lời hứa với con gái.
Phi Nhung ra đi khi vẫn "canh cánh" lời hứa với con gái.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phi Nhung không thể thực hiện lời hứa về Mỹ gặp con gái Wendy như dự định.

Phi Nhung qua đời khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp thương tiếc, khán giả xót xa.

Tuổi thơ vất vả

Phi Nhung sinh năm 1970, tại Gia Lai. Chị được sinh ra tại chùa và mang 2 dòng máu Việt - Mỹ. Nữ ca sĩ từng chia sẻ sau khi mẹ đi bước nữa, chị ở với ông bà ngoại. Sau đó, chị chuyển về ở cùng mẹ và cũng là một người chị lớn chăm đàn em thơ. Năm học lớp 6, Phi Nhung được bà ngoại cho đi học nghề may để phụ giúp gia đình. Thế nhưng, một tai nạn đã cướp đi mẹ của Phi Nhung. Sau đó không lâu, bà ngoại của nữ ca sĩ cũng qua đời.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1989, Phi Nhung được người quen bảo lãnh sang Mỹ để kiếm tiền lo cho các em. Khi ấy, chị làm đủ nghề từ việc may vá quần áo, sản xuất đèn cầy cho đến bưng bê, rửa bát cho các nhà hàng...

Phi Nhung từng làm đủ nghề tại Mỹ để mưu sinh.

Phi Nhung từng làm đủ nghề tại Mỹ để mưu sinh.

Năm 1993, cuộc đời Phi Nhung bước sang một trang mới, khi chị gặp ca sĩ Trizzie Phương Trinh tại chùa và được ngỏ lời mời đến California phát triển sự nghiệp ca hát. Tự đặt quyết tâm “một là không đi, hai đi là phải thắng, phải thắng để nuôi con nuôi em”, Phi Nhung cầm trong tay 300 USD và lên đường đến California lập nghiệp. Tại đây, chị bán hàng trong một trung tâm băng đĩa, ước mơ một ngày đĩa hát của mình cũng sẽ "bán đắt như tôm tươi" giống ca sĩ Như Quỳnh. Đúng lúc này trung tâm thu cho Phi Nhung 2 ca khúc "Nối lại tình xưa" và "Nỗi buồn hoa phượng".

Vì là giọng ca mới nên Phi Nhung tận dụng lúc bán hàng để “tự PR” bằng cách mở nhạc của mình cho khách hàng quen tai. “Người ta hỏi ca sĩ nào hát vậy thì tôi bảo là ca sĩ Phi Nhung. Từ đó, có ngày tôi bán gần cả trăm cái CD”, nữ ca sĩ chia sẻ.

Đến những năm cuối thập niên 1990, tên tuổi Phi Nhung phủ sóng dày đặc. Với lượng CD phát hành lớn và luôn đạt doanh số cao, nữ ca sĩ được khán giả mệnh danh là “nữ hoàng băng đĩa”.

Thời mới đi hát, "nữ hoàng băng đĩa" còn tự PR cho CD của mình.

Thời mới đi hát, "nữ hoàng băng đĩa" còn tự PR cho CD của mình.

Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam và nhanh chóng trở thành ca sĩ được yêu mến bởi giọng ca ngọt ngào. Trên sân khấu, Phi Nhung từng kết hợp cùng nhiều nam ca sĩ như: Thế Sơn, Duy Trường, Quang Lê... thế nhưng Mạnh Quỳnh mới là cái tên tạo dấu ấn mạnh nhất. Khán giả gọi Phi Nhung - Mạnh Quỳnh là tri kỷ trong âm nhạc, là "cặp đôi vàng của dòng nhạc trữ tình". Những ca khúc như: Màu hoa tím, Dòng sông hò hẹn, Thành phố buồn, Đừng nói xa nhau, Tình nghèo, Sầu tím thiệp hồng… được thể hiện bởi cặp đôi này luôn làm thỏa mãn cảm xúc của công chúng yêu nhạc.

Dành những ngày cuối đời làm từ thiện, dang dở lời hứa với con gái ruột

Giống như sự sôi nổi trên sân khấu, đời thường của Phi Nhung cũng là những ngày tháng sống hết mình vì người khác.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Phi Nhung vẫn chăm chỉ làm từ thiện. Từ những đầu tháng 6, khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại TP HCM, dù được người thân khuyên về Mỹ để đoàn tụ với con gái, song Phi Nhung vẫn quyết tâm ở lại vì: "Sài Gòn đang tổn thương như thế này, nhiều người còn khổ vì dịch thì mình ở lại, có khi lại có ích. Chừng nào mọi thứ ổn hơn, mình đi đâu cũng không áy náy".

Sau đó, ngoài việc tham gia một số bếp ăn từ thiện tại TP HCM, nữ ca sĩ cũng tích cực đóng góp cho Quỹ vaccine, kêu gọi mọi người ủng hộ mua máy thở giúp các bệnh nhân mắc COVID-19, tặng gạo và thực phẩm cho người nghèo...

Sau khi về Việt Nam hoạt động, Phi Nhung tích cực làm từ thiện. Những ngày cuối đời của chị cũng gắn liền với các hoạt động cộng đồng.

Sau khi về Việt Nam hoạt động, Phi Nhung tích cực làm từ thiện. Những ngày cuối đời của chị cũng gắn liền với các hoạt động cộng đồng.

Theo dự định, Phi Nhung sẽ đi Mỹ để tham gia một show gây quỹ vào ngày 22/8 để lấy tiền mua máy thở ủng hộ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Thế nhưng, trong quá trình đi tặng lương thực, nữ ca sĩ đã tiếp xúc một số trường hợp mắc COVID-19 và nhiễm bệnh. Và rồi, sau hơn 1 tháng điều trị với tinh thần lạc quan, kiên cường, Phi Nhung cũng không thể chiến thắng được bệnh tật.

Trước khi mất, Phi Nhung vẫn "canh cánh" vì lời hứa sẽ về Mỹ gặp con gái. 2 năm qua, do cách trở địa lý và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hai mẹ con nữ ca sĩ đã không thể gặp mặt. Trước đó, vào ngày 20/8, Phi Nhung còn viết lời chúc mừng sinh nhật con gái: "Bài hát con gái thích nhất, chúc con sinh nhật vui vẻ. Mình làm sinh nhật sau nhé".

Đó cũng là lý do nữ ca sĩ không thể về Mỹ đoàn tụ với con gái.

Đó cũng là lý do nữ ca sĩ không thể về Mỹ đoàn tụ với con gái.

Lần gần nhất Phi Nhung và con gái Wendy ở bên nhau là từ tháng 12/2019. Con gái của nữ ca sĩ chia sẻ, hai mẹ con còn rất nhiều cuộc phiêu lưu để tiếp tục và tạo ra những kỷ niệm. Cô mong mẹ mạnh mẽ và tiếp tục chiến đấu.

Thế nên, sau khi nhận tin mẹ qua đời, Wendy nghẹn ngào chia sẻ lại hình ảnh của mẹ lúc sinh thời cùng dòng chia sẻ: "Mẹ ơi, mẹ có thể quay lại và ở bên con một chút không? Con muốn nghe giọng nói của mẹ, muốn được mẹ chạm vào con. Con muốn nhìn thấy nụ cười của mẹ. Con muốn ôm mẹ thật chặt và không bao giờ để mẹ rời xa. Con muốn nói con yêu mẹ nhiều biết nhường nào...".

Đọc thêm

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.