Cuộc đời hai mặt của cặp điệp viên nguyên mẫu bộ phim “Ông bà Smith”

Vợ chồng nhà Matthews và 2 đứa con
Vợ chồng nhà Matthews và 2 đứa con
(PLO) - Họ là đôi vợ chồng cực kỳ gan dạ, bản lĩnh, nhận các nhiệm vụ đầy tính thử thách, đã chạm trán với KGB, lực lượng STASI (Đông Đức) và cả cảnh sát mật khét tiếng Bulgaria là Darzhavna Sigurnost. Họ chính là nguyên mẫu của bộ phim đình đám “Ông bà Smith” do Brad Pitt và Angelina Jolie thủ vai chính. 

Đóng cánh cửa nhà, Jason và Suzanne Matthews biết có chuyện gì đó sắp xảy ra với vợ chồng mình. Con chó cưng đã mất tích, những món đồ đeo trên mình nó văng vãi khắp nơi. Cặp đôi điệp viên CIA lập tức lên kế hoạch, tự trấn an mình “vô phòng nói chuyện” – tiếng lóng mà giới tình báo dùng để tán gẫu với nhau khi nhà họ có mối hoài nghi. 

Cặp bài trùng

Nơi vợ chồng Jason sống là một khu căn hộ bí mật nằm tại một quốc gia Đông Âu trong lúc Chiến tranh lạnh vẫn đang tiếp diễn. Họ liên tục nhận nhiệm vụ, lên đường thực thi các sứ mạng nguy hiểm, truy lùng và bắt giữ những nhân vật “máu mặt” trong hàng ngũ KGB, Stasi (Đông Đức) và thậm chí cả tay cảnh sát mật khét tiếng người Bulgaria, Darzhavna Sigurnost. Vì lý do bảo mật, cặp đôi này luôn từ chối tiết lộ những nơi họ sẽ đến hoạt động. 

Cặp vợ chồng tiếp cận đối tượng tình nghi.

Cặp vợ chồng tiếp cận đối tượng tình nghi.

Giờ đây, ngồi trong một khách sạn ở khu West End (London, Anh) ông bà Jason và Suzanne cùng nhớ lại một thời cùng hoạt động tình báo. Cựu sĩ quan Suzanne, 62 tuổi, nhớ lại: “Chúng tôi vào nhà, con Buckley chẳng thấy đâu. May quá, chúng tôi thấy nó bị nhốt trong tủ quần áo. Thông điệp khá rõ ràng, ai đó cố tình gây chú ý!”

Jason, nay đã 64 tuổi, góp thêm với bà xã: “May là nó hơi ngốc nghếch, chứ mà ra vẻ khôn lanh là bị ăn “kẹo đồng” lâu rồi. Chuyện xảy ra ở Đông Âu. Chúng tôi được huấn luyện để luôn bình tĩnh trong hầu hết mọi tình huống, biết khi nào cần ra dấu thay vì nói chuyện, hoặc đánh trống lãng kiểu như “Lạy Chúa, họ đã đối xử thiện cảm với nó”.

Là “cặp bài trùng” trong Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), vợ chồng nhà Matthews là nguồn cảm hứng để làm nên bộ phim “bom tấn” mang tiêu đề “Ông bà Smith” do hai diễn viên hàng đầu Hollywood là Brad Pitt và Angelina Jolie thủ vai chính hồi năm 2005. 

Ông Jason Matthew khi còn trong hàng ngũ CIA

Ông Jason Matthew khi còn trong hàng ngũ CIA

Cuộc đời hai mặt

Ban ngày, vợ chồng Matthews là những nhân viên mẫn cán, làm việc tại các đại sứ quán. Nhưng khi màn đêm buông xuống, họ là những điệp viên kỳ cựu, làm mọi cách để thu thập các nguồn tin tình báo đắt giá. 

Trong suốt 33 năm lăn lộn trong nghề, nhiệm vụ của vợ chồng họ là phản gián. Công việc đầy áp lực đã khiến cho ông Jason có nhiều trải nghiệm để viết nên 2 cuốn sách trinh thám gián điệp, trong đó có tác phẩm mới nhất “Palace of Treason” (tạm dịch: “Điện bội phản”), nói về chuyện điệp viên hai mang người Nga là Dominika Egorova cố gắng đánh lừa Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Jason đã rút ra những giai thoại kỳ thú từ sự nghiệp của mình, khi họ  làm việc dưới  “những cái bóng” và chống các điệp viên phe bên kia. Một lần nọ, Jason tỉnh giấc, nhìn thấy dấu vết của một “tín hiệu lạ” từ trong phòng khách sạn: Một điếu thuốc lá đặt trong gạt tàn thuốc ngay dưới chân ông: “Họ chơi trò lung lạc nhân tâm. Một toán người đột nhập khách sạn vào buổi đêm, để lại mẩu thuốc lá nhằm báo cho bạn biết,họ đã ở đó”. Cũng có lần Jason phản ứng thần tốc, lao nhanh ra đường khi có một toán người Đông Âu rình Suzanne.

Bà Suzanne nhớ lại: “Tôi đang lái xe về nhà và thấy họ cũng đang lái xe về phía mình. Lúc đầu, thấy cũng bình thường, nhưng xe họ bỗng nhiên như lao thẳng về phía tôi như một đòn thử tâm lý. Qủa là rất nguy hiểm!” Ông Jason nói tiếp: “Họ băng qua đường. Ngay kế đó, tôi dòm thấy họ, liền ra khỏi xe hơi, tiếp cận và nhắc nhở: “Mấy ông đừng làm mấy chuyện cà chớn đó với bà xã và con tôi. Đừng lái xe kiểu tưng tửng như vậy. Điệp viên đâu có ai làm kiểu vậy.” Họ la bai bải, vẻ phân trần nhưng tôi không lập lại thêm lần nào nữa”. 

Quyển sách đầu tiên của Jason Matthew mang tựa đề “Chim sẻ đỏ” đã được Hollyood chuyển thể dựng thành phim, nhưng cũng không tiết lộ nhiều về công việc thầm lặng của họ ở CIA, như lập kế hoạch theo dõi “trùm khủng bố” Osama bin Laden ngay sau vụ 11/9 hay lần tới sào huyệt của hắn ta ở Pakistan. Jason nói: “Đó là một cái nghề thật sự khó nhằn, với những ai đứng chân vào hàng ngũ điệp viên thì cũng đồng nghĩa sẽ cầm chắc cái chết. Trong vai trò ngoại giao, chúng tôi không muốn để lộ danh tính để mang họa”. 

Hai vợ chồng Jason và Suzanne Matthews ở tuổi hưu trí tại London, Anh

Hai vợ chồng Jason và Suzanne Matthews ở tuổi hưu trí tại London, Anh

Hai vợ chồng Jason và Suzanne sau khi kết hôn 5 năm đã bước chân vào hoạt động tình báo, rồi họ có 2 con. Khi được hỏi làm cách nào để có thể trở thành một “cặp bài trùng” cho CIA, cũng như làm thế nào để cả hai vợ chồng cùng ăn ý tác chiến, Suzanne Matthew đáp: “Dễ thôi, khi quý vị vào hàng ngũ CIA, lúc đó quý vị hãy còn trẻ, và nếu có duyên sẽ gặp được người bạn đời cũng thanh xuân tuổi trẻ như quý vị trong các khóa huấn luyện”. Bà Suzanne nói tiếp: “Qúy vị sẽ một mình ra nước ngoài thực thi nhiệm vụ như cách mà chúng tôi đã làm. Có thể 25% các điệp viên CIA cũng làm tương tự như thế. Và đó là một thách thức lớn khi cơ quan ủy thác cho quý vị”. 

Hai vợ chồng Matthews phải cố gắng dở hết tuyệt chiêu để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, chiến thắng các cá nhân khác. “Chúng tôi học các khóa ngoại ngữ, nhưng anh Jason học chơi đàn dương cầm, hiểu biết về những bài quốc ca ở những nước mà chúng tôi lui tới. Khi tiếp những vị khách đặc biệt, chúng tôi sẽ chơi đàn dương cầm. Ông xã nhà tôi biết 5-6 bài hát quốc ca”.

Hai vợ chồng Matthews cùng hoạt động ngoại giao để che đi vai trò thực sự là hoạt động gián điệp và tuyển mộ điệp viên. Ông Jason tiếp lời: “Để hoạt động gián điệp tốt, cần phải tạo ra một lớp vỏ bọc hoàn hảo. Mỗi điệp viên có một thế giới riêng của họ. Suốt ngày bạn có mặt ở đại sứ quán, đóng dấu thị thực. Ban đêm bạn phải lượn các nơi, đánh giá từng nhân vật, thiết lập ra các mục tiêu khả thi”.

Một trong những kỹ thuật tiếp xúc với những nguồn tin tình báo tiềm năng, ông Jason bật mí: “Một số nhân viên CIA thường hay bắt tay ai đó. Sau khi thiết lập thành công một mối quan hệ, họ thích khám phá người khác một cách kín đáo. Chúng tôi đi khắp mọi nơi, có một cơ chế quan hệ thân mật với các nhóm giám sát đối tượng. Tất cả chúng tôi đều là những chuyên gia kỳ cựu. Và tỏ sự kính trọng lẫn nhau”. Khi được hỏi về khả năng tóm con mồi, ông Jason giải thích: “Sau 6 tháng liên tục theo dõi đối tượng nghi vấn, chúng tôi sẽ lợi dụng thời tiết bất lợi để chớp nhoáng ra tay trấn áp họ. Qúy vị phải đi quanh một góc cố định và trong vòng 5 giây sẽ ra vẻ làm rơi một tờ giấy, đối tượng không để ý đâu”. 

Và quan trọng nhất trong hoạt động tình báo là luôn khôn khéo, điềm tĩnh mọi lúc, mọi nơi, hành xử sao cho đôi bên cùng vừa lòng, bởi cương quá có thể dẫn đến xôi hỏng, bỏng không”./.  

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.