Vào cuộc điều tra
Để điều tra việc có hay không sự tồn tại của loài rắn biển khổng lồ - quái vật trong lòng đại dương, Hội nghị đã chỉ định 3 người (một ở tòa án, một vị bác sĩ, một nhà khoa học tự nhiên) đi phỏng vấn nhũng người đã chứng kiến, yêu cầu phải lấy được các lời khai làm chứng có tuyên thệ để thu thập thông tin cần thiết.
Trong thời gian này, các sự việc mục kích quái vật rắn biển vẫn không ngớt xảy ra. Căn cứ vào những lời làm chứng mà ba ông đã thu thập, kết hợp với các miêu tả thêm của những người chứng kiến khác, có thể xác định rằng về đại thể, con vật đó có kích cỡ rất lớn, trông giống như rắn, màu da rất sẫm, màu dưới bụng thì nhạt hơn. Con vật này bơi đứng hoặc lắc lư di chuyển.
Tuy nhiên, cả 3 người đi thu thập thông tin phát hiện rằng, chưa hẳn con vật này đã là rắn. Vì rắn cũng như cảc loài bò sát khác, khi di chuyển thường là tạt từ bên này sang bên kia, chứ không phải theo hướng lên xuống.
Nhiều giả thiết nghi ngờ một con cá mập mako nặng tới 570 kg, bơi với tốc độ 74 km/h đã bị thủy quái khổng lồ ăn thịt |
Dù sao đi nữa, kết luận của các nhà điều tra của Học hội Rinai cũng vẫn cho nó là loài động vật bò sát sống ở vùng gần bờ biển vì nó phải để trứng ở đó hoặc ít ra nó phải di chuyển lên bờ để tạo nhiệt độ cần thiết cho việc duy trì giống nòi. Có sự việc một nông dân giết chết một con rắn dài 3m. ông ta thấy lưng nó có nhiều cục lồi lên, giống như những thứ nhìn thấy ở lưng con quái vật rắn biển mà các nhân chứng trước đó đã chứng kiến.
Học hội Rinai căn cứ vào các thôn tin được cung cấp đã nhanh chóng đi đến việc tán thành với ý kiến của người nông dân kể trên, cho rằng con rắn dài 3m này là một con quái vật rắn biển còn bé mới chui ra khỏi vỏ trứng trong thời gian gần đấy. Sau đó, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bò sát có tên Alexander Lotsu đã chứng minh rằng nó chỉ là một con rắn bình thường nhưng có tật mà thôi. Dù ông Lotsu không cố ý làm cho cuộc nghiên cứu về quái vật rắn biển trở nên vô nghĩa, song kết luận của ông đã nhận được sự đồng tình của những người lâu nay vẫn có thái độ hoài nghi về quái vật rắn biển.
Vì thế, đối với các điều tra viên đang tràn đầy hy vọng, thì toàn bộ sự kiện đã thất bại triệt để và chấm hết khi dư luận một lần nữa cho rằng, đây chỉ là những chuyện được thêu dệt, những lời nói mang tính trêu đùa hơn là sự thật về một loài thủy quái mà sự tồn tại của nó vẫn chỉ là mơ hồ, qua lời kể.
Thủy quái khổng lồ
Dù có nghi ngờ nhiều đến đâu, thì cũng không có cách gì để làm ngừng các vụ việc tương tự tiếp tục xảy ra trên phạm vi toàn thế giới về quái vật rắn biển. Nhưng rõ ràng là có một số người vì sợ bị chế giễu nên giấu kín việc mình đã từng chứng kiến.
Nhà chính trị có tên tuổi của Mỹ ông Darien Webster đã từng nhìn thấy một quái vật rắn biển khi ông câu cá giải trí bên hồ biển bang Masachuset. Nhưng lúc đó ông khẩn khoản nói với người bạn rằng: “Ông hãy vì thượng đế, mà đừng bao gìờ kể lại chuyện này với bất cứ ai, vì nếu làm thế thì mọi người sẽ biết là tôi nhìn thấy quái vật rắn biển. Tôi không bao giờ muốn nghe nhắc lại chuyện này nữa”. Sự việc này chỉ được cung cấp cho báo chí khi Darien không còn tham gia chính trường và nghỉ hưu sau khi trở thành một thượng nghị sĩ.
Hồi ký của ông cũng nhắc lại việc đi câu cá nhìn thấy một con vật kỳ lạ, giống rắn và có kích thước “lớn hơn bất kỳ con vật nào mà ông đã từng nhìn thấy” và đặc biệt nó cuộn tròn nằm nghếch đầu lên một tảng đá. Cho dù mọi người đã nghe nhiều cách giải thích nhằm chứng minh rằng chuyện nhìn thấy quái vật rắn biển là nhảm nhí, song vẫn có một số nhà khoa học cho rằng các vụ việc ấy là có thật. Có điều là phần lớn các vụ việc được đăng trên báo chí, chỉ một số ít đăng trên các tạp chí khoa học.
Mỗi khi có một nhà khoa học lên tiếng rằng quái vật biển là có thật, thì có đến 10 người nắm vững “chứng cứ” chứng minh rằng động vật ấy không phải quái vật rắn biển. Và đa phần, đó là những nhà động vật học chuyên nghiên cứu về bò sát.
Cho đến năm 1847, ông Estout Newman là biên tập viên tạp chí “Các nhà động vật học” đã có can đảm để mở một chuyên mục thảo luận công bằng cho vấn đề này. Ngoài ra, ông còn phê phán những ngưòi không tin kia là đã bất chấp sự thật để coi “quải vật rắn biển” là thứ “không nên tồn tại” bởi bí ẩn của lòng đại dương còn khó khăn tiếp cận gấp cả trăm lần so với một bí ẩn trên đất liền vì không dễ dàng có thể tiếp cận chúng. Trong khi đó lại có quá nhiều ghi chép về vấn đề này.
Cho đến năm 1964, một lần nữa tranh luận về việc thủy quái đại dương khổng lồ là có thật lại bùng lên khi xuất hiện bức ảnh tại một vịnh biển của Australia do nhà khoa học Robert Lesak chụp được. Vfa cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa có hồi kết, thách thức giới nghiên cứu khoa học cũng như những người hiếu kỳ, sau mê tìm hiểu những bí ẩn vô cùng vô tận dưới đáy đại dương mênh mông.