Cuộc đấu trí của người Việt gây chấn động thế giới

Hiệp định Paris là kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao cam go nhất, lâu dài nhất, trong lịch sử hơn 50 năm của nền ngoại giao cách mạng. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris - tới 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng...

Cách đây tròn 40 năm, vào ngày 27/1/1973, cả thế giới chấn động trước thông tin Mỹ buộc phải ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”, gọi tắt là Hiệp định Paris, thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Đoàn đàm phán của ta đã áp dụng vô cùng linh hoạt và thành công chính sách  “dĩ bất biến ứng vạn biến”   Ảnh tư liệu
Đoàn đàm phán của ta đã áp dụng vô cùng linh hoạt và thành công chính sách “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Ảnh tư liệu

Hiệp định Paris là kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao cam go nhất, lâu dài nhất, trong lịch sử hơn 50 năm của nền ngoại giao cách mạng. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris. Cụ thể, cuộc đàm phán về hiệp định được bắt đầu từ 15/3/1968 đến 27/1/1973, kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng.

Hiệp định có tính chất pháp lý quốc tế này đã buộc Mỹ phải chấm dứt không thời hạn việc dính líu và can thiệp vào Việt Nam. Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho Ngụy nhào”, tạo điều kiện cho việc hoàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Hiệp định cũng góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân các nước anh em Lào và Campuchia, mở ra một chương mới trong cục diện Đông Nam Á.

Để có thể giành được thắng lợi vang dội này, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt, đầy trí tuệ và bản lĩnh của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quốc tế độc lập, tự chủ, đúng đắn sáng tạo.

Nhân tố thứ 2 đưa đến thắng lợi chính là chiến thuật “đánh kết hợp với đàm”, lấy những thắng lợi của mặt trận ngoại giao hỗ trợ cho chiến trường và ngược lại để buộc địch xuống thang từng bước, làm thay đổi so sánh lực lượng, thế trận trên chiến trường.

Một nhân tố quan trọng góp phần tạo ra chiến thắng này chính là sự chủ động của ta trong việc thúc đẩy hình thành được mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Hiệp định Paris chắc chắn sẽ không thể đạt được nếu thiếu đi sự lãnh đạo sát sao, sáng suốt của Bác Hồ, Bộ Chính trị và đóng góp to lớn, sáng tạo của đoàn đàm phán.

Đoàn đàm phán của Việt Nam đã áp dụng vô cùng linh hoạt và thành công chính sách “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong suốt quá trình thương lượng, đưa đến thắng lợi mở màn cho những thắng lợi vang dội tiếp theo của quân và dân ta.

Bảo An

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.