Cuộc chiến pháp lý của Coincheck

Tiền ảo bị thổi bay 100 tỷ USD chỉ trong 24 giờ - Bong bóng đã vỡ.
Tiền ảo bị thổi bay 100 tỷ USD chỉ trong 24 giờ - Bong bóng đã vỡ.
(PLO) - Đây là điều được nhiều người đưa ra sau khi Cơ quan Dịch vụ tài chính (FSA) khám xét sàn giao dịch tiền ảo Coincheck hôm 2/2. Và việc này diễn ra chỉ 1 tuần sau khi Coincheck bị đánh cắp lượng tiền ảo trị giá khoảng 534 triệu USD tại Tokyo hôm 26/1. 

Việc khám xét trụ sở của Coincheck tại quận Shibuya ở thủ đô Tokyo diễn ra trong bối cảnh giá trị của đồng Bitcoin giảm xuống dưới 9.000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 11/2017; và sau phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Taro Aso. Theo dó, việc tiến hành thanh tra trụ sở Coincheck nhằm đảm bảo tài sản của khách hàng sử dụng tiền điện tử được bảo vệ. 

Theo giới truyền thông, FSA đã đặt thời hạn chót là ngày 13/2, Coincheck phải điều tra nguyên nhân vụ việc và giải quyết thỏa đáng cho khách hàng, củng cố năng lực xử lý nguy cơ và có những biện pháp ngăn chặn cần thiết. FSA cũng cho biết, sẽ mở cuộc thanh kiểm tra đối với tất cả các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số tại nước này, để phát hiện lỗ hổng bảo mật.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, FSA sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt để giúp nâng cao hoạt động giao dịch và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dùng. Quyết định áp đặt lệnh trừng phạt hành chính đối với sàn giao dịch tiền ảo Coincheck diễn ra sau khi vụ đánh cắp với trị giá khoảng 534 triệu USD tại Tokyo hôm 26/1 được dư luận và giới chuyên môn quan tâm. 

Giới giám sát tài chính coi đây là hậu quả của việc Coincheck không có các biện pháp an ninh đầy đủ để ngăn chặn tin tặc và dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty này không đạt yêu cầu. Theo giới truyền thông, nhiều nạn nhân trong vụ đánh cắp tiền ảo tại Coincheck đã thành lập một hiệp hội để thương lượng khoản tiền bồi hoàn với công ty điều hành sàn giao dịch Coincheck có trụ sở tại Tokyo và xem xét khả năng khởi kiện vụ việc ra tòa.

Khoảng 30 chủ tài khoản và 3 luật sư của họ đã tới Tokyo sau khi Coincheck bị tin tặc lấy đi số tiền ảo trị giá 58 tỷ yen (khoảng 534 triệu USD). Người đứng đầu nhóm này cho biết, các nạn nhân muốn Coincheck để họ rút tiền sớm và đưa ra dữ liệu tài chính để xác minh quyền được bồi hoàn số tiền đã mất. 

Động thái này diễn ra sau khi đại diện Coincheck cho biết, sẽ đền bù với tỷ giá 88,549 yen/NEM cho toàn bộ 260.000 khách hàng bị ảnh hưởng trong sự cố hôm 26-1, tương đương khoảng 430 triệu USD, nhưng hiện chưa rõ khi nào và cách thức công ty sẽ chi trả số tiền bồi thường kể trên. Chủ tịch Coincheck President Koichiro Wada đã xin lỗi về sự cố kể trên.

Trụ sở Coincheck tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 2/2
Trụ sở Coincheck tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 2/2

Còn ông Yusuke Otsuka, đồng sáng lập Coincheck xác nhận, 523 triệu NEM đã bị gửi "một cách trái phép" ra khỏi Coincheck và họ đang kiểm tra xem có bao nhiêu khách hàng bị ảnh hưởng. 

Mặc dù NEM chỉ là đồng tiền ảo đứng thứ 10 trên thế giới, nhưng vụ trộm 534 triệu USD (tính theo tỷ giá giao dịch hôm 26/1) được coi nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ đánh cắp 480 triệu USD Bitcoin tại sàn giao dịch Mt.Gox năm 2014. Coincheck cho biết, đang tìm hiểu số NEM biến mất như thế nào trong khi thông báo vụ việc với FSA và cảnh sát.

Nhiều tờ báo lớn của Nhật Bản đã dùng từ "cẩu thả" để mô tả cách Coincheck quản lý tiền ảo. Gần 1 năm trước (tháng 4/2017), Nhật Bản công nhận Bitcoin như một đồng tiền hợp pháp và là một trong những thị trường tiền ảo lớn nhất thế giới - từ tháng 11/2017, bitFlyer - sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Nhật Bản đã có 1 triệu người tham gia. Theo thống kê từ jpbitcoin.com, có khoảng 30% giao dịch Bitcoin trong tháng 12/2017 đến từ đồng yen và hiện có khoảng 10.000 doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin ở Nhật Bản. 

Nhiều người cảnh báo, việc giá trị tiền ảo bốc hơi tới 100 tỷ USD chỉ trong ngày 2/2 và đà suy giảm chưa có dấu hiệu dừng lại có thể châm ngòi cho hiệu ứng domino khiến bong bóng tiền ảo tan vỡ. Được biết, đồng Bitcoin đã giảm xuống mức 8.000 USD và đà giảm này đã tác động mạnh đến các đồng tiền ảo khác như Etherum, Litecoin và lệnh bán chiếm chủ đạo trên các sàn.

Theo tờ The New York Times, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tiền tệ tỏ ra lo ngại trước việc giá Bitcoin và các đồng tiền số khác bị thổi phồng bởi sự thao túng của những người nắm giữ số lượng lớn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.