'Cuộc chiến kim chi' tiếp tục 'nóng' với công bố mới của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc

Lễ hội làm kim chi ở Goesan (Hàn Quốc) vào ngày 7/11/2020. Phần lớn kim chi công nghiệp được tiêu thụ ở Hàn Quốc hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc.
Lễ hội làm kim chi ở Goesan (Hàn Quốc) vào ngày 7/11/2020. Phần lớn kim chi công nghiệp được tiêu thụ ở Hàn Quốc hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tranh cãi mới nhất trong cuộc chiến ẩm thực kéo dài đã được nổ ra vào tháng 7, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đưa ra thông báo rằng họ đang sửa đổi hướng dẫn chính thức về "ngôn ngữ nước ngoài thích hợp" cho một số món ăn Hàn Quốc, trong đó có món kim chi.

Trong đó, Bộ quy định rằng "xinqi" là tên chính thức của Trung Quốc cho "kim chi", thay cho tên cũ là "pao cai" (rau muối lên men).

Vấn đề bắt nguồn từ việc không có ký tự Trung Quốc nào để đại diện cho cách phát âm của "kim chi". Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết đã xem xét khoảng 4.000 ký tự Trung Quốc trước khi quyết định chọn "xinqi" vì nó nghe giống như "kim chi".

Xinqi (辛奇) bao gồm hai chữ Hán: Xin có nghĩa là cay. Qi có nghĩa là độc đáo, hoặc tò mò.

Với tên gọi mới, chính quyền Seoul hy vọng sẽ phân biệt rõ ràng giữa món "kim chi" của Hàn Quốc và món "rau ngâm" (pao cai (泡菜) của Trung Quốc, giúp tăng nhận thức về món ăn truyền thống của Hàn Quốc là "kim chi" ở Trung Quốc

Hướng dẫn mới được áp dụng cho Chính phủ Hàn Quốc và các tổ chức liên kết. Nhưng đó chỉ là khuyến nghị dành cho các công ty tư nhân của Hàn Quốc khi cần dịch từ "kim chi" sang tiếng Trung, cũng như khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc cần thảo luận về món ăn Hàn Quốc.

Tuy nhiên, công bố này lại mở ra một làn sóng tranh luận sôi nổi giữa giới truyền thông và cư dân mạng ở cả hai quốc gia.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Hàn Quốc trong việc biến "xinqi" thành tên tiếng Trung trên thực tế của "kim chi".

Vào năm 2013, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc đã vận động hành lang cho một cái tên mới để đáp ứng với việc ngày càng có nhiều sản phẩm kim chi do Trung Quốc sản xuất ở thị trường nước ngoài, cũng như ở thị trường Hàn Quốc.

Kể từ năm 2006, Hàn Quốc đã bị thâm hụt thương mại kim chi với Trung Quốc. Từ năm 2007 đến năm 2011, nhập khẩu các sản phẩm kim chi của nước này từ Trung Quốc đã tăng ít nhất gấp 10 lần.

"Kimjang" được côngnhận là Di sản phi vật thể của UNESCO vào năm 2013.

"Kimjang" được côngnhận là Di sản phi vật thể của UNESCO vào năm 2013.

Nhưng sau khi thông báo chính thức về tên mới được đưa ra vào năm 2013, phản ứng dữ dội đã diễn ra nhanh chóng. Cái tên "xinqi" không được ưa chuộng ở Trung Quốc đến nỗi tên cũ "pao cai" đã được dùng lại ngay sau đó cho món "kim chi".

Với việc Hàn Quốc thành công trong việc đưa "kimjang" - qui trình truyền thống làm và chia sẻ kim chi, được côngnhận là Di sản phi vật thể của UNESCO vào năm 2013, món ăn này trở thành "biểu tượng văn hóa" đáng tự hào của Hàn Quốc.

"Kimchi là món ăn quốc gia của Hàn Quốc, không chỉ bởi vì người Hàn Quốc tiêu thụ nó trong hầu hết các bữa ăn, mà nó còn là món ăn Hàn Quốc nổi tiếng nhất trên thế giới. Nhiều người phương Tây vẫn không thể phân biệt gimbap với sushi, nhưng có thể nhận ra rằng "kim chi" từ Hàn Quốc", Elaine Chung, một giảng viên về Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Cardiff và một nhà nghiên cứu về Đông Á, cho biết.

Elaine Chung nhận xét, "Việc Chính phủ Hàn Quốc công bố tên tiếng Trung mới cho "kim chi" có thể được coi là một hành động để người dân thấy Chính phủ đang làm điều gì đó để đấu tranh giành lại quyền sở hữu đối với "kim chi".

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.