“Cuộc chiến” giành lại cuộc sống cho người nhiễm HIV ở vùng cao xứ Nghệ

Nhóm Sao Va (nhóm đồng đẳng) hỗ trợ, giúp đỡ người mắc bệnh. (Ảnh: PV)
Nhóm Sao Va (nhóm đồng đẳng) hỗ trợ, giúp đỡ người mắc bệnh. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quế Phong (Nghệ An) là một huyện miền núi giáp biên giới Việt - Lào. Đây là địa bàn có 72.000 người dân của 6 dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Tày, Kinh sinh sống. Hơn 10 năm trước, cơn lốc ma túy đã cuốn qua những bản làng xa xôi. BS Lê Quang Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quế Phong chia sẻ với chúng tôi về những gian nan tại “điểm nóng” ma túy, HIV này.

Số người nghiện heroin có xu hướng giảm, nhưng vẫn đáng lo

Quế Phong từ nhiều năm nay vẫn là “điểm nóng” về nạn ma túy, HIV. Công tác lâu năm ở đây, theo ông, đâu là những cơn cớ của thực trạng đau lòng này?

- Quế Phong là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Với chiều dài biên giới lên đến 72km, tội phạm ma túy lợi dụng đi thăm thân qua các đường tiểu ngạch để buôn bán, vận chuyển chất cấm. Nơi đây hiện nay được gọi là vùng “trung chuyển” của những chuyến hàng vận chuyển ma túy, hồng phiến, heroin qua các đường tiểu ngạch phân phối xuống miền xuôi.

Cùng với đó, Quế Phong cũng là một “điểm nóng” về số lượng người nghiện ma túy. Theo tìm hiểu của chúng tôi, có một số nguyên nhân dẫn đến việc người dân sa vào con đường nghiện. Thứ nhất, họ là những người gặp phải sang chấn về tinh thần. Thứ hai, nhận thức của người dân chưa đồng đều, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đông. Cuối cùng, nhiều thanh niên bỏ học sớm, thiếu công ăn việc làm, “đua đòi” và dần sa vào con đường nghiện ngập.

Thực tế, những năm gần đây, số lượng người nghiện heroin tại huyện đang có xu hướng giảm. Tổng số hồ sơ người nghiện heroin được quản lý là hơn 1.000 hồ sơ. Tuy nhiên, những năm qua, lại phát sinh ma túy tổng hợp, cám dỗ rất nhiều người trẻ. Chúng tôi lập đoàn khảo sát, phát hiện ra nhiều cháu trong độ tuổi học sinh đã sử dụng ma túy tổng hợp (ma túy đá, hồng phiến,…). Độ tuổi trung bình người dân trong huyện nghiện là 18 tuổi, thậm chí có trường hợp người dùng heroin ở tuổi 11. Được biết, nguyên nhân do bố mẹ đều đã đi tù, không ai quản lý, dạy bảo.

Ông có thể nói cụ thể hơn về việc số người nghiện ở đây hiện đang trẻ hóa?

Từ tháng 9/2020, Nghệ An đã bắt đầu triển khai vận hành phần mềm quản lý chương trình Methadone tại tất cả các cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân. Sắp tới, huyện Quế Phong cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể tiếp tục đồng hành đưa những tiêu chí nông thôn mới, xã bản, làng “sạch ma túy”, như năm 2023 đã có Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”. Trong các hội nghị, ngày đại đoàn kết,… đều được lồng ghép tuyên truyền phòng, chống ma túy, đây là “điểm sáng” giúp người dân nâng cao ý thức, nhận thức về tệ nạn nghiện ma túy.

- Một trong những khó khăn của huyện là giải quyết vấn đề thế hệ trẻ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Không ít cháu đi học nội trú, đi làm lại rời xa gia đình từ sớm, đang ở tuổi dễ bị kích động… Việc ở xa gia đình, sống tập trung, khiến cho các cháu dễ dàng a dua theo nhau.

Khó khăn tiếp theo do địa bàn huyện quá rộng lớn, có những xã cách nhau từ 10 - 40km. Đường đi lại xa xôi, nhiều rừng núi, rất khó quản lý việc buôn bán và vận chuyển chất cấm. Bởi thế, có những người từ miền xuôi lên đây chơi 1 - 2 ngày, nhưng cơ quan chức năng đã bắt được ma túy tàng trữ trong người họ.

Có trường hợp do các cô gái, chàng trai trong huyện lên rừng hoặc đi kéo gỗ cả tháng, công việc nặng nhọc, mệt mỏi trong thời gian dài. Họ được “con nghiện” mời một chút “thuốc” để tăng cường thể lực. Cứ như vậy, sau một thời gian, những thanh niên này vô tình bị HIV và phải uống Methanone để điều trị.

Hiện nay, người dân cũng ý thức được vấn đề này, nên các “con nghiện” heroin đa phần là người già (đã nghiện từ nhiều năm về trước), thanh, thiếu niên bị sang chấn về tinh thần. Các trường hợp nhiễm mới gần như bằng không. Bây giờ, ở huyện Quế Phong, người trẻ chủ yếu dùng ma túy tổng hợp.

Ông có thể cho biết những thuận lợi, khó khăn khi điều trị Methadone cho người bệnh đa số là đồng bào DTTS?

- Chương trình điều trị Methadone trong cai nghiện ma túy rất nhân văn, gần như bao cấp, miễn phí cho bệnh nhân. Với bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo chỉ mất 15.000 đồng/tháng để hỗ trợ công tác xét nghiệm, với bệnh nhân không thuộc hộ nghèo chỉ mất 300.000 đồng/tháng. Chương trình này được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, ngành Y tế huyện nhà quan tâm thực hiện. Song một số cấp ủy Đảng, chính quyền xã lại chưa thật sự quan tâm, vào cuộc. Ở địa phương, người nào nghiện thì xóm, bản nắm được ngay nhưng vẫn đang “phó thác” cho ngành Y tế.

Thành viên nhóm Sao Va hỗ trợ đưa bệnh nhân đi uống Methadone. (Ảnh: PV)

Thành viên nhóm Sao Va hỗ trợ đưa bệnh nhân đi uống Methadone. (Ảnh: PV)

Nhiều người vẫn chưa hiểu về chương trình nên còn tình trạng bệnh nhân và người nhà giấu bệnh. Ngoài ra, Methadone mới chỉ thay thế được dạng chất thuốc phiện chứ không hiệu quả cho ma túy tổng hợp. Trong khi đó, xu hướng người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp đang tăng lên.

Người nhiễm HIV đã không còn e ngại, thu mình

Methadone là phương pháp cai nghiện heroin mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Nếu tuân thủ dùng Methadone mỗi ngày với liều lượng được kiểm soát, người nghiện heroin sẽ có cơ hội tự tin hòa nhập với cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới cho chính mình và cả gia đình. Hiệu quả thực tế hiện nay ra sao, thưa ông?

- Methadone tác dụng rất mạnh mẽ đến người nghiện. Có những người nghiện mỗi ngày cố gắng “xoay xở” được 300.000 đồng để mua một liều heroin. Nhưng sau khi uống Methadone, ý chí của họ dần tỉnh táo trở lại, không dám ăn trộm, ăn cắp. Họ rũ bỏ vẻ uể oải, thất thần, mỗi người nghiện đến uống thuốc đều mặc quần áo chỉnh tề. Sau một thời gian điều trị, họ trở thành con người nghiêm túc, kỷ luật, đúng ngày, đúng giờ đến uống thuốc, cử chỉ, nói năng đều lịch sự, hòa đồng. Các y, bác sĩ ở trạm y tế của các bản, các làng xã và điểm uống Methadone được bà con tin tưởng và có “tiếng nói” đối với họ và bản làng.

Nghiện thường đi kèm với nghèo đói, bệnh tật. Đặc biệt, bệnh HIV khiến người mắc càng thu mình, cuộc sống của họ như chìm trong bóng tối. Trước đây thì người dân rất sợ và sống thu mình khi biết mình mắc bệnh. Nhưng giờ thì khác rồi, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền đến tận từng bản, từng người dân nên họ dần hiểu rõ về căn bệnh cũng như cách phòng tránh.

Ngoài ra, mỗi tháng Trạm y tế xã xuống bản một lần để giám sát dịch bệnh kết hợp tuyên truyền. Cùng với đó là nhóm Sao Va (nhóm đồng đẳng viên) hoạt động rất năng nổ, tiếp cận từng người nghiện, mắc bệnh HIV, hỗ trợ đưa bệnh nhân có HIV làm giấy tờ, đưa bệnh nhân đi uống thuốc...

Dù các dự án về HIV/AIDS không còn nhưng chính quyền cũng như đội ngũ y, bác sĩ trên địa bàn luôn cố gắng vượt khó để phát hiện, điều trị những người nhiễm HIV. Chúng tôi vẫn nỗ lực duy trì CLB Phòng, chống HIV do Bí thư đoàn xã làm Chủ tịch. Hay lồng ghép tuyên truyền về bệnh HIV cũng như cách phòng tránh, điều trị vào các cuộc truyền thông khác như phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản… Đặc biệt, để có những “điểm sáng” và chuyển biến mạnh mẽ, cần nhiều giải pháp đồng bộ như cần nhiều hoạt động hỗ trợ công ăn việc làm cho thanh, thiếu niên, xây dựng khu vui chơi lành mạnh, tăng cường hoạt động thể thao để giúp thế hệ trẻ tránh xa ma túy…

BS Lê Quang Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: PV)

BS Lê Quang Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: PV)

Với địa hình đi lại khó khăn, vài chục cây số để đi lại uống thuốc hàng ngày, bệnh nhân có dễ dàng bỏ điều trị?

Hiện việc điều trị ARV ở huyện Quế Phong vẫn được triển khai thường xuyên theo mô hình của các tổ chức phi chính phủ trước đây. Việc điều trị, phát thuốc được các điểm y tế thực hành nghiêm chỉnh. Trung tâm y tế có 20 người được mang thuốc về nhà uống theo tuần, cấp mười ngày một. Việc phát thuốc được xét theo các tiêu chí như tuân thủ điều trị, có ý thức kỷ luật, chí tiến thủ. Một tháng các cán bộ trong trung tâm sẽ đến từng nhà để kiểm tra.

Methadone là giải pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiệu quả, khả thi với chi phí tiết kiệm nhất. Điều trị nghiện bằng Methadone đã được chứng minh hiệu quả trong giúp người bệnh giảm và tiến tới dừng sử dụng ma túy bất hợp pháp. Chương trình thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày được bắt đầu triển khai tại Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng từ ngày 5/4/2021. Tổ chức SCDI (tổ chức khoa học công nghệ hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập bởi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hoạt động nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội) tham gia vào quá trình triển khai đề án với vai trò cố vấn kỹ thuật. SCDI phối hợp với các nhóm tự lực hỗ trợ người sử dụng ma tuý thực hiện giám sát dựa vào cộng đồng, hỗ trợ tuân thủ điều trị và quan trọng hơn hết là dự phòng và xử trí sốc thuốc.

Đến nay, tỷ lệ đồng nhiễm nam HIV vẫn còn, nhưng tỷ lệ không cao như trước. Việc này do quá trình uống ARV chưa đạt chuẩn hoặc bệnh nhân chưa tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị.

Ở Nghệ An, chương trình Methadone được đưa vào điều trị cho bệnh nhân từ năm 2012. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số bệnh nhân bỏ trị còn cao. Do đặc thù riêng của bệnh nhân nghiện ma túy nên công tác tư vấn cho bệnh nhân bỏ trị quay lại điều trị còn chưa thực sự hiệu quả. Việc phối hợp với người nhà và chính quyền địa phương trong quản lý bệnh nhân tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Trên toàn huyện có hơn 1.000 hồ sơ của người nghiện được chính quyền quản lý, số uống Methadone hiện mới chiếm khoảng hơn nửa. Người nghiện có ở 13 xã thị trấn, điểm chính uống Methadone là ở Trung tâm Y tế huyện. Chúng tôi đã xin thêm một điểm uống Methadone ở xã Đồng Văn (phía Tây Bắc), xã Châu Thôn (phía Tây Nam). Cái khó của người nghiện là hộ nghèo, nên không có phương tiện đi lại, đường sá xa xôi, cách trở.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.