Cuộc chiến đấu của ý thức

Cuộc chiến đấu của ý thức
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9; các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9; Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.

Đây là yêu cầu mới nhất của Chính phủ được đưa vào Nghị quyết. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều điều đáng lo.

Xin nêu dẫn chứng tại TP. Hồ Chí Minh. Để bảo vệ thành quả phòng chống dịch Covid-19 suốt từ đầu đợt dịch thứ 4 bùng phát, Thành phố chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ thêm 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 2/8. Điều này đồng nghĩa với việc đến hết ngày 16/8, mọi người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc gia đình cách ly, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết.

Vậy nhưng, những ngày vừa qua trên nhiều đường phố phương tiện lưu thông đã đông trở lại như chưa hề có cách ly. Không chỉ ở khu trung tâm, ở nhiều quận, huyện khác và TP. Thủ Đức cho thấy xe cộ lưu thông trên đường đang có dấu hiệu đông lên.

Không chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội cơ bản nhân dân chấp hành các yêu cầu giãn cách, tuy nhiên rất nhiều trường hợp vi phạm, thậm chí khi bị phát hiện, xử phạt có hành động bất hợp tác, gây lo lắng cho xã hội.

Phòng chống dịch Covid-19 đúng là “cuộc chiến” của ý thức, chỉ khi nào từng người dân chấp hành thì mới bảo đảm chắc thắng. Đáng tiếc, vi phạm về quy định giãn cách có cả cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp cục (Bình Định) và có cả bác sỹ. Không thể không gây phẫn nộ dư luận.

Cuộc chiến cam go chống Covid-19 đang cần ý thức tự giác hơn bất cứ lúc nào. Không thể ở đâu cũng đặt được chốt kiểm soát, ngay như thành phố Hà Nội cũng chỉ có 23 chốt kiểm tra ra vào thành phố. Mỗi người dân, mỗi gia đình phải là một “chốt” tự kiểm soát.

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới diễn ra ngày 11/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: “Chúng ta đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình; Phong tỏa, giãn cách mà không thực hiện được mục tiêu sẽ khiến người dân bức xúc”. Nghị quyết 86/NĐ/CP của Chính phủ nêu yêu cầu chung nhất là “người phải cách ly với người”, “ai ở đâu ở yên đó”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, cộng với các biện pháp xét nghiệm, 5K, vắc xin, thuốc, công nghệ... khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm thần tốc, dập dịch tích cực, nhanh chóng ổn định tình hình.

Thủ tướng mới đây nhắc lại yêu cầu nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, về phòng chống dịch; các cấp ủy, chính quyền phải tập trung kiểm tra, giám sát, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện nghiêm các quy định.

Thủ tướng đòi hỏi, mỗi cơ sở, cơ quan, đơn vị phải là một pháo đài, mỗi người dân phải là một chiến sĩ phòng chống dịch. Phải quán triệt điều này, nếu không sẽ thất bại. Đây là bài học “xương máu” suốt cả 4 giai đoạn dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam, chứ không phải chỉ bây giờ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.