“Cuộc chiến” chưa hồi kết về Nghị định 116

Công ty CP Ô tô Trường Hải là một trong 2 DN nội ủng hộ những điều khoản được đưa ra tại Nghị định 116
Công ty CP Ô tô Trường Hải là một trong 2 DN nội ủng hộ những điều khoản được đưa ra tại Nghị định 116
(PLO) - Ngày 1/3/2018, Thông tư 03, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nghị định 116 sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, vẫn đang tiếp diễn những cuộc tranh luận nảy lửa xung quanh Nghị định này. 

Theo đó, những doanh nghiệp (DN) lắp ráp trong nước thì ủng hộ 100% còn những DN vừa lắp ráp vừa nhập khẩu thì vẫn mong muốn “hoãn thi hành”. Cuộc chiến vẫn chưa đến hồi kết, dù đã có những ý kiến độc lập xung quanh vấn đề này. 

Bất cập nối tiếp nhau…

Tính đến thời điểm này, chỉ duy nhất Công ty CP Ô tô Trường Hải và Công ty CP Tập đoàn Thành Công ủng hộ hoàn toàn những điều khoản được đưa ra tại Nghị định (NĐ) 116. 

Ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Thành Công còn khẳng định, để đồng hành cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Thành Công đã chuyển đổi từ 80% sản phẩm nhập khẩu sang 80% sản phẩm lắp ráp. Ồng này cũng khẳng định thêm, đất nước 100 triệu dân thì phải có được nền công nghiệp ô tô và Thành Công ủng hộ các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. 

Trong khi đó, rất nhiều nhà ngoại giao từ đại sứ quán Mỹ, Nhật đều tỏ ra quan ngại trước NĐ 116. Ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ quán Mỹ bày tỏ, ông lo lắng vì không rõ các bộ, ngành của Mỹ có thẩm quyền tạo ra giấy chứng nhận kiểu loại này không và đề nghị tạm hoãn NĐ này để xem xét lại cho rõ ràng hơn và mong muốn Chính phủ Việt Nam giải thích rõ ràng hơn về NĐ và Thông tư 03, hướng dẫn thực hiện NĐ nói trên.

Cùng ý kiến với ông Daniel Kritenbrink là ông Adam Stitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông này thì mong muốn NĐ tạm hoãn vì văn bản thiết lập quá nhanh chóng. Ông Adam Stitkoff  đánh giá, mục tiêu của NĐ116 là đảm bảo an toàn xe và chỉ tiêu môi trường cho Việt Nam cũng như lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cần có thêm thời gian để có thể giải thích, làm rõ hơn các quy định.

Đưa ra những hệ lụy tức thì ngay sau khi ban hành NĐ 116, ông Toru Kinoshita, Chủ tịch Toyota khẳng định, số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam 2 tháng gần đây gần như không có, đã thu hẹp thị trường ô tô, đặc biệt các loại xe có dung lượng thị trường nhỏ, không thể sản xuất trong nước nhưng lại không thể nhập khẩu. Ông Toru cũng mong muốn Chính phủ xem xét lại NĐ116 để tạo điều kiện phát triển cho ngành và sớm ban hành một chính sách thuế ô tô phù hợp để thu hẹp khoảng cách giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước.

Còn ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam cho hay, ở Mỹ, các hãng sẽ tự chứng nhận kiểu loại nhưng khi xuất sang Việt Nam lại theo tiêu chuẩn EU nên khi NĐ 116 ra đời, Ford đã phải liên hệ với nước Anh để đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểu loại nhưng rất tốn kém. Ông Dũng cũng khẳng định, quy định kiểm tra theo lô là yêu cầu riêng có của Việt Nam. Bởi hầu hết các nước chỉ kiểm tra và thử nghiệm lô đầu tiên, còn lô sau nếu có đồng nhất kiểu loại thì cho kế thừa kết quả. 

Đại diện Công ty TNHH General Motors Việt Nam cho rằng, đã yêu cầu  giấy chứng nhận kiểu loại từ các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhưng vẫn kiểm tra, thử nghiệm trong nước thì mục đích thực sự không có tác dụng như NĐ mong muốn mà chỉ là hàng rào phi thuế quan. Ông này cũng khẳng định, việc kiểm tra theo lô là hoàn toàn bình thường nhưng thử nghiệm theo từng lô là một quy định quá mới và không cần thiết bởi có thể xảy ra tình huống lô trước chưa thử nghiệm xong, lô sau đã về và chuyện cùng một mẫu xe mà phải gửi 2-3 xe đi thử là vô lý. 

Không thể tạo rào cản phi lý cho doanh nghiệp

Đại diện Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cho biết, theo thông lệ quốc tế, nước nhập khẩu sẽ thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho xe nhập vào nước mình, để đảm bảo xe đó đúng với các yêu cầu về an toàn kĩ thuật, môi trường đặt ra trong nước. 

Ở Mỹ không áp dụng giấy chứng nhận kiểu loại. Chính phủ Mỹ chỉ kiểm tra khí thải còn nhà sản xuất có thể tự chứng nhận; Ở Nhật Bản và các nước ASEAN có cấp loại giấy tờ này, tuy nhiên chỉ áp dụng với xe sử dụng nội địa, nhiều tiêu chuẩn không tương thích với điều kiện tại Việt Nam; Ở Đức có giấy chứng nhận kiểu loại và một số dòng xe có tương thích với điều kiện tại Việt Nam.

“Như vậy, bản chất các giấy chứng nhận kiểu loại được các quốc gia cấp (nếu có) cũng là để đảm bảo các yêu cầu nội tại của từng quốc gia, không phải để phù hợp cho yêu cầu cùa quốc gia khác. Dĩ nhiên, trong đó có những chỉ tiêu giống nhau giữa các quốc gia” - bà Phạm Ngọc Thủy, Phó Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) khẳng định. 

Từ đó, bà Thủy cho rằng, dường như các bên đang quên mất việc cần quản lý cái gì. Vì mục đích đặt ra là nhằm quản lý chất lượng xe và có căn cứ để truy xuất nguồn gốc, chất lượng. “Như thế, có cần thiết phải đặt ra một cái tên, một tờ giấy giống nhau để rồi gây khó khăn cho nhau không”? - bà Thủy nói.

Đồng thời bà đưa ra đề xuất “Sửa đổi yêu cầu DN nhập khẩu cần cung cấp “giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài” theo hướng cho phép DN nộp bất kì một giấy tờ liên quan tới chứng nhận chất lượng xe, có thể hiện các thông số an toàn kĩ thuật và môi trường Việt Nam cần quản lý. Giấy tờ này có thể do 1 cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc do chính DN tự công bố theo quy định pháp luật của nước đó”.

Về vấn đề liên quan đến thử nghiệm theo từng lô mà nhiều DN đã than gây tốn kém và lãng phí, đại diện Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho rằng, quy định kiểm tra theo lô là cần thiết nhưng thử nghiệm khí thải theo lô lại không cần thiết. Đại diện Ban này khẳng định, kiểm tra khí thải và một số chỉ tiêu nào cần thiết tại lần nhập đầu tiên kết hợp kiểm tra hồ sơ, sau đó là tăng cường hậu kiểm, xử phạt. Hoạt động hậu kiểm có thể tiến hành bất cứ lúc nào nếu có khách hàng phản ứng và có nhiều ý kiến nghi ngờ về chất lượng xe. Do đó, nếu kiểm tra từng lô có thể tạo ra gánh nặng hành chính mà chưa chắc đã phát hiện ra các vấn đề liên quan đến chất lượng. Quan trọng nhất là tăng cường hậu kiểm hoặc tăng hình phạt nếu DN vi phạm.

Chia sẻ thêm về thực hiện các chính sách ở Việt Nam, bà Phạm Ngọc Thủy cho rằng, các DN trong nước, liên doanh và FDI cần phải quan tâm đến kinh tế vĩ mô để Việt Nam có thể xuất hiện những thương hiệu đáng tự hào như ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, đưa ra chính sách về mặt vĩ mô không thể tạo thành các rào cản phi lý cho DN.

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng chức năng bắt quả tang chủ cơ sở kinh doanh mua bán, sơ chế tôm nguyên liệu có hành vi tổ chức bơm tạp chất (CMC) vào tôm sú nguyên liệu.

Bạc Liêu: Bắt quả tang một cơ sở bơm tạp chất vào tôm

(PLVN) - Tối 01/10, ông Hà Văn Buôl - Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính đối với một chủ cơ sở kinh doanh mua bán, sơ chế tôm nguyên liệu vào tôm sú nguyên liệu trên địa bàn thị xã Giá Rai.

Đọc thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu

Từ đầu năm tới nay, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ, kết nối tạo điều kiện cho trên 550 lượt doanh nghiệp, HTX… tham gia trực tiếp hoặc gửi hàng hóa tham gia các hội chợ.
(PLVN) - Để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như kích thích tiêu dùng nội địa, đặc biệt nhằm khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong 9 tháng đầu năm 2023, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX)… quảng bá, phân phối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường đã được các tỉnh, thành phố nỗ lực triển khai.

Giá dầu thế giới cuối tuần chìm trong 'sắc đỏ'

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 6h30 ngày 30/9 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 90,79 USD/thùng, giảm 0,92 USD/thùng tương đương giảm 1%; giá dầu thô Brent giao ở mức 95,31 USD/thùng, giảm 0,07 USD/thùng tương đương giảm 0,07%.

Tắt sóng 2G tại Việt Nam: Cần tránh tối đa ảnh hưởng đến người sử dụng

Những chiếc điện thoại di động chỉ dùng sóng 2G sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mạng 2G chậm và lạc hậu nên Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến tắt hoàn toàn sóng 2G trên toàn quốc vào năm 2024 để tận dụng tài nguyên tần số cho những công nghệ viễn thông hiện đại hơn. Tuy nhiên, lộ trình này có quá vội vàng khi chỉ còn một năm nữa là đến thời hạn đặt ra mà cả nước vẫn có khoảng 23 triệu thuê bao di động 2G?

Chia sẻ kinh nghiệm để phát triển nghề nuôi tôm hiệu quả vùng ĐBSCL

Chia sẻ kinh nghiệm để phát triển nghề nuôi tôm hiệu quả vùng ĐBSCL
(PLVN) - Ngày 28 - 29/9, tại Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thi "Người nuôi tôm giỏi Vùng đồng bằng sông Cửu Long". Đây là Hội thi có ý nghĩa quan trọng đối với ngành thủy sản trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, Hợp tác xã, người nuôi tôm vùng ĐBSCL.

Sản phẩm sữa chua dẫn đầu thị phần Việt Nam xuất ngoại

Sản phẩm sữa chua dẫn đầu thị phần Việt Nam xuất ngoại
(PLVN) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu - phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.

Viettel Solutions cung cấp hệ thống giúp lãnh đạo TP Hồ Chí Minh điều hành kinh tế- xã hội dựa trên dữ liệu

Khai trương hệ thống quản trị thực thi TP HCM.
(PLVN) - Ngày 28/09/2023, Lễ công bố Hệ thống quản trị thực thi TP Hồ Chí Minh (TP HCM) trên nền tảng số đã diễn ra tại UBND thành phố. Đây là nền tảng dùng chung duy nhất giúp lãnh đạo thành phố ra quyết định dựa trên dữ liệu theo thời gian thực do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai.