“Cuộc chiến” chống ô nhiễm nhựa bảo vệ đại dương

Thu dọn rác ven biển tại Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia vì Môi trường và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.
Thu dọn rác ven biển tại Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia vì Môi trường và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang đối mặt với nhiều vấn đề bức thiết về môi trường. Một trong những vấn đề nhức nhối là rác thải nhựa đại dương, khai thác, sử dụng tài nguyên biển thiếu bền vững, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Chiến dịch chống ô nhiễm nhựa

Ông Tình, một ngư dân Quảng Bình, gắn một chiếc túi lưới phía sau thuyền để thu gom rác thải sinh hoạt khi ra khơi đánh bắt và mang về bờ. Việc này góp phần giảm khoảng 10kg rác hàng ngày, nếu chúng không được thu gom sẽ trôi ra môi trường và gây hại cho hệ sinh thái đại dương.

Đây là câu chuyện bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam kể tại Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia vì Môi trường và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới vừa qua. Bà cũng nhấn mạnh, chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ “hành tinh đại dương” rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn những “hành động từ cấp độ cá nhân và tổ chức” để lan rộng những ví dụ như ông Tình.

“Ở quy mô hành tinh, tất cả chúng ta đều phụ thuộc rất nhiều vào các đại dương. Chúng tạo ra ít nhất một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở và hấp thụ tới một phần ba lượng khí carbon dioxide mà chúng ta tạo ra. Đặc biệt, Việt Nam gắn liền với biển: 28 tỉnh ven biển là nơi sinh sống của một nửa dân số và đóng góp khoảng 60% GDP quốc gia”, bà Ramla Khalidi cho biết.

Từ năm 2018, Liên Hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Kể từ đó đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu, hạn chế, thậm chí cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.

Một lần nữa, “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” với trọng tâm thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution) tiếp tục được lựa chọn là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới - 5/6/2023. Thông điệp này cùng với chủ đề “Hành tinh đại dương: Thủy triều đang thay đổi” của Ngày Đại dương thế giới đã truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên, đồng thời nhấn mạnh vai trò của đại dương với cuộc sống của nhân loại.

Bảo vệ đại dương là bảo vệ sinh kế

Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh đã truyền đi thông điệp: Cuộc sống của con người từ bao đời nay đã luôn gắn bó với môi trường thiên nhiên, trong đó biển và đại dương bao phủ hơn 2/3 bề mặt, chứa đựng hơn 95% lượng nước trên Trái đất, có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động kinh tế, các giá trị văn hóa, tinh thần của con người. Các đại dương, vùng biển, ven biển rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng, góp phần thiết yếu trong xóa đói, giảm nghèo thông qua việc tạo ra sinh kế bền vững.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, đang đứng trước không ít thách thức của vấn nạn “ô nhiễm trắng” (ô nhiễm nhựa). Với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

“Mỗi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội sẽ là những hạt nhân tích cực và hăng hái, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giảm thiểu ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời phát huy các tiềm năng lợi thế của biển, thực hiện phát triển kinh tế đất nước theo hướng bền vững, tạo tiền đề cho Việt Nam ta tiến gần đến mục tiêu xây dựng một tương lai “sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh.

Thời gian qua, các cấp chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư đã nỗ lực đóng góp giải pháp, hành động để giảm thiểu rác thải, làm sạch bờ biển, phục hồi hệ sinh thái biển… Về mặt hành lang pháp lý, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế biển.

Đơn cử như Nghị quyết số 24/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật và Đề án quan trọng khác.

Dù vậy, trên thực tế, công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên biển và hải đảo của Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Môi trường biển có dấu hiệu bị ô nhiễm; nguồn lợi thiên nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo còn chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Nhận thức của người dân về khai thác, sử dụng tài nguyên chưa cao, thói quen tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nhựa một lần đã và đang đặt ra những sức ép to lớn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.