“Cuộc chiến” bột giặt, Mỹ Linh “đá xoáy” đối thủ

(PLO) - Cùng với cuộc đổ bộ của các tập đoàn xuyên quốc gia  như Unilever và P&G, thị trường bột giặt Việt Nam trong mấy năm gần đây thực sự trở thành một “chiến trường” cạnh tranh khốc liệt. Và đã nói là cuộc chiến thì các bên "tham chiến" cũng không từ thủ đoạn nào để giành chiến thắng.
Quảng cáo kiểu “dìm hàng”?
Hiện Unilever đang “làm mưa làm gió” trên thị trường với ba nhãn hiệu bột giặt quen thuộc là Omo, Viso và Surf. Không kém cạnh, Tập đoàn P&G cũng sở hữu bộ ba “sừng sỏ”  gồm Tide, Ariel, Downy.
Bột giặt Tide vẫn được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Omo từ trước đến nay. Tide được xem như là một “nhãn hiệu giặt tẩy ưa thích tại Mỹ”, với khẩu hiệu “Tide trắng sáng”, “Ngạc nhiên chưa?”, Tide đã để lại nhiều ấn tượng cho người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Omo vẫn là sản phẩm bán chạy tại các cửa hàng tạp hóa và các siêu thị và được đông đảo bà nội trợ tin dùng. Để giành thêm thị phần, P&G nghiên cứu sản phẩm mới và tung ra thị trường bột giặt Ariel. 
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ariel “oanh tạc” trên hàng loạt kênh truyền hình và không ngần ngại dùng chiêu “dìm hàng” đối thủ. “Đại sứ” của thương hiệu này chính là cô ca sỹ Mỹ Linh. Và, nàng diva nổi tiếng trong giới showbiz đã không ngần ngại công kích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Trong một clip quảng cáo vẫn được phát đi phát lại trên truyền hình lâu nay, Mỹ Linh tiếp cận một bà nội trợ trong siêu thị và hỏi về sản phẩm bột giặt trong giỏ mua hàng của chị này. Cô hỏi: “Bột giặt chị đang dùng có hiệu quả không?”. Bà nội trợ vô danh khẳng định là thực sự hiệu quả và đã dùng nhiều năm nay. Ngay lập tức Mỹ Linh đã gạt phắt đi và khẳng định: “Chị hãy dùng Ariel mới tốt hơn”!.
Xuất hiện trong clip, gói bột giặt bị nàng ca sĩ hắt hủi dù đã được làm mờ vẫn lồ lộ chữ xanh trên nền đỏ quen thuộc - đặc điểm nhận dạng mà nhiều người tin rằng “nguyên mẫu” không phải ai khác chính là Omo.
Gói bột giặt bị “dìm hàng” được đánh giá là dù “ngâm, vò, chà mạnh” nhưng vẫn không làm sạch tấm vải. Trong khi đó Ariel chỉ cần nhúng qua và vò bằng tay đã trắng sáng đến mức không tưởng.
Người nổi tiếng bị lợi dụng?
Trao đổi về hiện tượng nhiều clip quảng cáo trên truyền hình có dấu hiệu gièm pha đối thủ cạnh tranh, ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu không khỏi bức xúc trước cách làm của các doanh nghiệp cũng như của cơ quan truyền thông.
Ông Bảo cho rằng, trong trường hợp như vậy nhà đài “thiếu trách nhiệm” trong vấn đề quảng bá.  “Người làm truyền thông không quan tâm đến nội dung truyền thông. Người có chức năng xử lý nội dung thì không để ý nội dung truyền thông và coi như không phải việc của mình”, vị này nhận xét.
Trong 10 hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh, Luật đã định rõ hành vi “Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”.
Điều 45 Luật này nghiêm cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo mà so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn...
Để sản phẩm nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng, việc mời người nổi tiếng trong giới showbiz làm đại sứ thương hiệu được giới kinh doanh trên thế giới áp dụng rất hiệu quả. Đây là mối quan hệ  “có đi có lại”,  vừa đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp, vừa có thể giúp cho đại sứ thương hiệu càng trở nên nổi tiếng hơn trong showbiz.
Trong khi đó ở Việt Nam, do cách làm truyền thông chưa tốt, nhiều trường hợp “chiêu thức” này lại có tác dụng ngược, biến người nổi tiếng thành người “tai tiếng”. Chẳng phải Hoa hậu Mai Phương Thúy từng đã có thời bị cư dân mạng “ném đá” cho là “vô lễ” khi làm quảng cáo cho hãng dầu gội Rejoice?.
Quay trở lại nội dung những đoạn quảng cáo như của Mỹ Linh với bột giặt Ariel, ông Lê Thế Bảo cho rằng bản thân người được mời làm quảng cáo cũng có thể không biết rằng họ đã vô tình nói xấu sản phẩm của đối phương. Vì vậy, khi được mời làm đại sứ, những người nổi tiếng cũng cần “đọc qua” pháp luật về cạnh tranh và quảng cáo, ngoài việc chỉ nghĩ đến diễn sao cho tốt, cho đúng kịch bản.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).