Cuộc cách tân về tư tưởng để xây dựng nền văn hóa mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Một nền văn hóa mới” - cuốn sách mang tên hai tác giả Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi do Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam trong Mặt trận Việt Minh xuất bản tại Hà Nội năm 1945, được đánh giá là một cuộc cách tân về tư tưởng để xây dựng nền văn hoá mới sau gần thế kỷ nô lệ thực dân Pháp. Di sản đồ sộ đó đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Hai tác giả Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Hữu Đang nằm trong Hội Văn hoá cứu quốc của Mặt trận Việt Nam đã chỉ ra chính sách cai trị ngu dân của thực dân Pháp và kêu gọi toàn dân xây dựng đời sống mới, thoát khỏi sự kìm hãm: “Bọn thống trị có cả một chính sách văn hóa để ngu dân, lừa dân, kìm hãm và làm tê liệt chí khí tiến thủ của đồng bào ta. Chính sách văn hóa là cả một “đạo quân thứ năm” vô cùng lợi hại để bảo vệ chủ quyền xâm lược. Muốn trừ khử kẻ thù bằng súng đạn ngoài mặt trận, chúng ta không thể để “đạo quân thứ năm” đó len lỏi và gieo hạt trong hậu phương của chúng ta được. Cho nên không phải chỉ cuộc cải tạo quốc gia độc lập sau này mới cần đến cuộc cách mạng văn hóa để hoàn thành; ngay trong lúc này muốn cho nền độc lập thực hiện hoàn toàn, chúng ta phải làm sóng đôi với công tác chính trị và quân sự, một cuộc vận động ráo riết về văn hóa. Cuộc chiến đầu giải phóng của chúng ta phải là một cuộc vật lộn về mọi phương diện! Chúng ta phải đánh kẻ thù bất cứ ở chỗ nào mà chúng ẩn núp…”.

Sách đã phân tích chính sách mị dân của thực dân Pháp. Đó là ru ngủ tầng lớp thanh niên với những cải cách cải lương, phồn vinh giả tạo, khiến lớp trẻ quên đi mình đang bị nô lệ, mất đi tinh thần chiến đấu chống thực dân xâm lược. Tóm lại, chính sách văn hóa thực dân đã chăng một màng lưới bao trùm các ngành học thuật, tư tưởng, văn nghệ… Nó đã đưa văn hóa phát-xít lên địa vị độc tôn trên văn hóa nước nhà”.

Trong giai đoạn khó khăn đó phong trào văn hoá cứu quốc đã hoạt động mạnh mẽ, tuyên truyền đến mọi tầng lớp người dân thấu hiểu chính sách cai trị của thực dân Pháp, để vùng lên đòi độc lập.

Trong cuốn sách, hai tác giả đã nêu những việc cần làm ngay sau ngày độc lập 2/9/1945 đó là xây dựng một nền văn hoá mới với nhiều phương sách cấp bách về giáo dục, đời sống văn nghệ thoát khỏi tư duy cũ, đề cao quyền tự do của con người: “Nói cách mạng văn hoá là nói đem một nền văn hoá mới thay cho nền văn hoá cũ đã thoát thai trong hoàn cảnh nô lệ, đã gói ghém những tàn tích phong kiến cùng với những sản phẩm đế quốc. Tinh thần của nền văn hoá mới đấy sẽ là sự hoà hợp của những nguyên tắc ăn nhịp với cuộc tiến hoá xã hội nói chung, mà xét ra không có gì trái với cuộc phục hưng cấp bách của nước ta trong trường hợp đặc biệt này”...

Hai tác giả đã phân tích sâu về giá trị văn hoá dân tộc và cách tiếp thu văn minh nhân loại. Cái xấu cần loại bỏ, cái hay, cái mới từ ngoại quốc nên học tập cho đời sống phong phú. Điều quan trọng xây dựng nền văn hoá mới phải bắt đầu từ con người mới và có được điều đó phải bằng một nền giáo dục khai mở…

Cuốn sách chưa đến 50 trang, nhưng giá trị thực tiễn của nó đến bây giờ vẫn rất mới mẻ, nhất là trong đường lối giáo dục, tôn trọng phụ nữ, xây dựng và bảo tồn giá trị văn hoá trong một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới.

Tháng 11/2021, chào mừng Hội nghị văn hóa toàn quốc, cuốn sách “Một nền văn hóa” (in lần thứ hai năm 1945) của hai tác giả Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi giới thiệu về tình hình, triển vọng của văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và chương trình kiến thiết một nền văn hóa Việt Nam mới trong tương lai đã được giới thiệu tới người xem trong khuôn khổ triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân” tại Hà Nội, do Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ VHTTDL tổ chức. Cùng với đó là 320 hình ảnh cùng hơn 123 tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý được giới thiệu tới người xem như: tạp chí Tiên Phong của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam - Hà Nội số ra ngày 10/11/1945 trong đó có đăng Đề cương Văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tin cùng chuyên mục

Điều vĩ đại giản đơn

Điều vĩ đại giản đơn

(PLVN) - Chúng ta thường bảo rằng, có cha mẹ thì mới có con cái. Nhưng nghĩ một cách khác đi, thì khi một em bé cất tiếng khóc chào đời, cùng lúc ấy, thế giới có thêm một người cha, người mẹ.

Đọc thêm

Một khúc thanh xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Nguyễn Văn Học)
(PLVN) - Mỗi sáng được òa vào không gian mướt xanh, ông thấy sao mà khoan khoái. Bờ hồ đủ rộng để bao dung với bao người, cư dân vừa lượng và không quá ồn ào. Ông chú ý đến một cô gái tóc cột sau đang vẽ.

Giọt lệ sen

Giọt lệ sen
(PLVN) - Không ai nhớ rõ ông Năm Nhẫn bắt đầu xuất hiện ở làng Đông từ lúc nào. Chỉ biết một ngày cuối đông, trời rét cắt da, có người thấy ông ngồi trầm ngâm ở quán nước đầu đình, tay cầm điếu cày sứt mẻ, mắt dõi về phía núi. Mắt ấy không phải của kẻ lạ đường, cũng không hẳn là mắt của người quê - mà là thứ ánh nhìn từng đi qua nhiều kiếp, từng chứng kiến nhiều điều, từng bị đuổi theo bởi những hình thù không ai thấy.

Mưa phượng

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây.

Mùa rưng rức đỏ

Mùa rưng rức đỏ
(PLVN) - Khi ông về đến thành phố đã là giữa đêm. Gió tháng ba hấp lên da thịt ông cái nóng còn sót lại của ngày. Người ta cứ nói thành phố này chỉ hai mùa mưa nắng. Nhưng, ông tin đâu đó, lẫn trong gió, trong mây, trong cỏ cây và cả lòng phố này, vẫn còn có một mùa nào đó thúc giục con người ta tìm đến nơi đây.

Cha, con và nghề báo

Cha, con và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời mỗi người sẽ có những bài học không đến từ sách vở, cũng chẳng được giảng, dạy trong trường lớp, mà dạy, có khi là noi gương qua những câu chuyện, cử chỉ, hành động và tình yêu bao la của một người cha dành cho con mình.

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...
(PLVN) - Đất cho tôi được đứng và ngắm nhìn bầu trời, nước cho tôi thỏa cơn khát trong những ngày khô hạn… Và, đất nước cũng có thể là nơi tâm hồn hòa quyện với cội nguồn, văn hóa và khát vọng tự do như ai đó từng nói.

Truyền thần

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Thành Long)
(PLVN) - Nhà cụ Trần Đức trên phố Hàng Bút bao đời nay vẫn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh truyền thần.

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng
(PLVN) - 30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên”

Người Việt Nam đều rất yêu hòa bình và luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền hòa bình ấy. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Câu nói này không phải đến bây giờ, khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất, tôi mới được nghe. Tôi đã lớn lên cùng câu dặn dò khắc cốt ghi tâm này: “Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên, con nhé!”.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).