Cuộc cách mạng kỳ vọng giải phóng sức lao động ở Trung Quốc

Một chiếc máy trong sản xuất nông nghiệp được thử nghiệm tại Trung Quốc
Một chiếc máy trong sản xuất nông nghiệp được thử nghiệm tại Trung Quốc
(PLVN) - Trên một cánh đồng ở miền đông Trung Quốc, chiếc máy gặt đập liên hoàn mới thoăn thoắt di chuyển, thu hoạch những bông lúa đã chín vàng. Điều đáng chú ý ở đây là chiếc máy hoạt động tự động hoàn toàn, không có người điều khiển.

Kế hoạch tham vọng

Nguyên mẫu chiếc máy gặt đập liên hoàn màu xanh lá cây nói trên đã được đưa ra thử nghiệm tại tỉnh Giang Tô vào mùa thu năm ngoái. Cuộc thử nghiệm diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty của nước này phát triển những loại máy móc có khả năng trồng, bón phân và thu hoạch từng loại cây trồng chủ lực của Trung Quốc như lúa, lúa mì và ngô hoàn toàn tự động trong vòng 7 năm.

Để hướng tới mục tiêu này, Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ cho các cuộc thử nghiệm công nghệ tại các địa phương trên cả nước thông qua Liên minh Ứng dụng Công nghiệp Telematics (TIAA). Các thành viên của TIAA gồm Công ty sản xuất máy kéo Nhà nước YTO, nhà sản xuất hệ thống định vị Hwa Creat cùng Công ty công nghệ và khoa học công nghiệp nặng Zoomlion, đơn vị đã phối hợp với Đại học Giang Tô để phát triển chiếc máy gặt đập liên hoàn nói trên. 

Sau cuộc thử nghiệm ở Giang Tô, đơn vị sản xuất cho biết, trong nửa đầu năm 2019, công ty sẽ phối hợp với các bên liên quan tiến hành thử nghiệm tiếp với chiếc máy gặt đập tự động tại các tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc và khu vực đồi núi ở thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam Trung Quốc để có thêm những đánh giá về hoạt động của chiếc máy.

Các sản phẩm máy móc trong nông nghiệp đã được Trung Quốc đưa vào chiến dịch “Sản xuất ở Trung Quốc vào năm 2025”, đồng nghĩa với việc nhiều thiết bị nông nghiệp của nước này đến thời điểm đó sẽ được sản xuất hoàn toàn trong nước. Trước sản phẩm máy gặt đập tự động nói trên, các công ty của Trung Quốc cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các sản phẩm tự động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ, theo ông Lei Jun, Giám đốc điều hành trung tâm công nghệ của Công ty YTO, vào năm 2017, công ty đã phát triển được chiếc máy kéo không người lái đầu tiên và hiện đang hướng tới sớm sản xuất hàng loạt sản phẩm này.

Công ty công nghiệp nặng Lovol hồi tháng 4/2018 cũng đã ký được hợp đồng với hãng Baidu để ứng dụng hệ thống lái tự động Apollo của Baidu vào sản phẩm máy nông nghiệp của hãng. “Trung Quốc dự kiến sẽ leo rất nhanh trên thang công nghệ tự động, chủ yếu là do các công ty của Trung Quốc có thể tiếp cận với hệ thống vệ tinh định vị bản địa, giúp họ có lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh quốc tế”, ông Alexious Lee, trưởng bộ phận nghiên cứu công nghiệp Trung Quốc tại Công ty môi giới CLSA Hong Kong, nhận định. Công nghệ bán tự động hiện đã khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ nhưng chưa có nước nào sản xuất hàng loạt máy kéo, máy gặt đập liên hợp tự động hoàn toàn.

 

Trở ngại máy giá cao, ruộng manh mún

Chuyển đổi sang tự động hóa đang được cho là chìa khóa cho ngành nông nghiệp của nền kinh tế số 2 thế giới trong bối cảnh Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng già hóa lực lượng lao động nông thôn và những người trẻ thì không sẵn sàng chịu đựng những khó khăn đối mặt khi làm nông nghiệp. Các quốc gia khác như Australia và Mỹ cũng đang thực hiện các bước tương tự khi đối mặt với áp lực nhân khẩu học như vậy. Song, quy mô của ngành nông nghiệp Trung Quốc có nghĩa là yêu cầu về tự động hóa nông nghiệp càng cao hơn.

Ông Cheng Yue, Tổng giám đốc của hãng sản xuất máy kéo Changzhou Dongfeng CVT, đơn vị phát triển chiếc máy gặt đập nói trên, nhận định, nông nghiệp tự động là con đường phía trước của ngành nông nghiệp Trung Quốc và nhu cầu ở đây rất lớn. Tuy nhiên, con đường đến với tự động hóa trong ngành nông nghiệp ở Trung Quốc được cho là còn dài và đầy những trở ngại như chi phí cao, địa hình đa dạng và việc các cánh đồng chỉ có quy mô nhỏ. “Tôi đã nghe nói về máy kéo không người lái. Nhưng tôi không nghĩ rằng những thiết bị đó là thực tế, nhất là những chiếc máy lớn”, ông Li Guoyong, một nông dân trồng lúa mì ở tỉnh Hà Bắc, nói. Theo ông Li, hầu hết các trang trại trong khu vực của ông chỉ có kích thước vài ha, không phù hợp với các loại máy móc tự động.

Nhiều nông trại ở Trung Quốc có diện tích quá nhỏ để có thể sử dụng máy kéo thông thường. Theo thống kê, hơn 90% số cánh đồng ở Trung Quốc rộng chưa đến 1 ha, khiến cho việc hoạt động của máy móc không người lái trở nên không hề thuận lợi. Thêm vào đó, những chiếc máy kéo không người lái có giá đến khoảng 90.000 USD, cao gấp 4 lần các sản phẩm thông thường và là khoản tiền nằm ngoài tầm với trong ngắn hạn đối với nhiều người.

Dù vậy nhưng các nhà phân tích và các quan chức trong ngành công nghiệp tự động hóa thiết bị nông nghiệp của Trung Quốc cho rằng, trong tương lai, các nông trại có xu hướng rộng lên nhờ những cải cách về quyền sử dụng đất đang được triển khai, cho phép nông dân thuê thêm diện tích. Hệ thống cảm biến trên máy móc, giúp theo dõi tình trạng cây trồng, cũng có thể được cải thiện để điều chỉnh nhanh hơn trong các điều kiện hoạt động khác nhau. Những yếu tố này mở ra cơ hội và triển vọng để những chiếc máy gặt đập liên hoàn hoàn toàn tự động có thể sớm xuất hiện hàng loạt ở Trung Quốc. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.