Cung ứng dịch vụ công: Lấy người dân, tổ chức làm trung tâm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, qua đánh giá, công tác cải cách hành chính tại các bộ, tỉnh trong năm 2019 cho thấy nhiều tích cực: Cả Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và cấp tỉnh đều có giá trị trung bình tăng cao hơn so với năm 2018; sự chênh lệch điểm số giữa đơn vị đứng đầu và đứng cuối bảng xếp hạng đã giảm dần qua các năm.

Hôm nay (19/5), tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019.  Nhân sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, một trong ba trọng tâm của công tác CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 là nâng cao chất lượng dịch vụ công, với mục tiêu là đảm bảo trên 80% người dân, tổ chức hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước vào năm 2020. Kết quả đo lường sự hài lòng người dân, tổ chức trong thời gian qua cho thấy các nỗ lực CCHC, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức mà Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp triển khai đã mang lại những kết quả, tác động nhất định.

Tuy nhiên, vẫn còn có người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc, bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, bị trễ hẹn trả kết quả, không được cơ quan thông báo, xin lỗi về việc trả kết quả trễ hẹn… Ngoài ra, kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức còn phản ánh sự không đồng đều về chất lượng cung ứng dịch vụ công giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các cấp hành chính, giữa các lĩnh vực dịch vụ hay kết quả CCHC thiếu bền vững của các địa phương qua các năm.

Việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức cũng như một hồi chuông gióng lên làm cán bộ, công chức, viên chức quan tâm, thay đổi nhận thức và hình thành văn hóa lấy người dân, tổ chức làm trung tâm, đáp ứng sự mong đợi ngày càng cao của người dân, tổ chức trong quá trình cung ứng dịch vụ công, phục vụ người dân, tổ chức.

Qua đánh giá, công tác CCHC tại các bộ, tỉnh trong năm 2019 cho thấy nhiều xu hướng chuyển động tích cực. Đó là, cả Chỉ số CCHC cấp bộ và cấp tỉnh đều có giá trị trung bình tăng cao hơn so với năm 2018; sự chênh lệch điểm số giữa đơn vị đứng đầu và đứng cuối bảng xếp hạng đã giảm dần qua các năm... Theo kết quả khảo sát năm 2019, các đối tượng bên ngoài là người dân, tổ chức tiếp tục có những đánh giá cao về kết quả CCHC ở các địa phương (tỷ lệ điểm trung bình đạt được là 84.51%).

Điều này cho thấy, niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân ngày càng cao đối với các chủ trương, chính sách CCHC tại địa phương; kết quả thực hiện CCHC đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý vẫn còn mong đợi nhiều hơn nữa đối với việc triển khai nhiệm vụ CCHC (tỷ lệ điểm trung bình đạt 78.05%); đây là tín hiệu lạc quan và động lực cần thiết để tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo nâng cao hiệu quả cải cách trong thời gian tới.

Tuy nhiên, qua xác định Chỉ số CCHC năm 2019 đã chỉ ra cụ thể những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của các bộ, các tỉnh và cần sớm được khắc phục trong năm 2020. Cụ thể, công tác cải cách thể chế còn một số hạn chế, bất cập, giá trị trung bình đạt thấp nhất trong 7 lĩnh vực đánh giá; năm 2019 còn một số bộ chưa hoàn thành chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt...

Bên cạnh đó, một số bộ chưa hoàn thành việc xử lý, trả lời các kiến nghị của địa phương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý của bộ. Một số bộ vẫn còn tình trạng trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tại các bộ còn chậm; Cổng dịch vụ công của một số bộ chưa đáp ứng yêu cầu về chức năng kỹ thuật theo quy định. Tỷ lệ giảm biên chế ở một số địa phương còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Để nâng cao hiệu quả CCHC trong năm tiếp theo, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, căn cứ vào kết quả Chỉ số CCHC năm 2019, các bộ, các tỉnh chỉ đạo rà soát, phân tích kết quả thực hiện các nội dung CCHC, từ đó xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai nhiệm vụ được giao, từ đó nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính trong thời gian tới.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền CCHC; tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC tại các cơ quan, đơn vị; bảo đảm việc theo dõi, đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục để kịp thời tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc và rào cản trong quá trình triển khai nhiệm vụ CCHC của bộ, tỉnh.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...