Cùng theo chú kiến vàng phiêu lưu về miền tuổi thơ

Tác giả Phụng Thiên.
Tác giả Phụng Thiên.
(PLVN) - “Triệu vết chân kiến” là cuốn sách đầu tay của tác giả Phụng Thiên viết về cuộc hành trình li kì của chú kiến vàng...

“Triệu vết chân kiến” là cuốn sách đầu tay của tác giả Phụng Thiên viết về cuộc hành trình li kì của chú kiến vàng. Thông qua thủ pháp nhân hóa, bằng lối văn trong sáng giản dị, Phụng Thiên đã đưa độc giả đi theo những chuyến đi lý thú bổ ích của kiến vàng và những con vật khác. Bài học rút ra là phải cản đảm, từ bỏ lối sống cũ mòn để hướng đến những cái mới hơn. Nhân cuốn sách ra đời, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với tác giả Phụng Thiên.

PV: Thưa anh! Tại sao anh lại chọn viết truyện thiếu nhi?

Tác giả Phụng Thiên, tên thật Nguyễn Văn Thiển, sinh năm 1990, quê Lạng Giang, Bắc Giang, từng là sinh viên Khoa Sáng tác và Lý luận Phê bình Văn học (tiền thân là trường Viết văn Nguyễn Du).

Tác giả Phụng Thiên: Mỗi chúng ta đều có một thời thơ ấu, mà câu chuyện từ thời ấy nhiều người vẫn nhớ như in. Tuổi thơ là tuổi thần tiên của mỗi người. Tâm hồn trẻ em luôn thánh thiện, nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu nếu như mỗi chúng ta không làm gương cho các cháu. Có lẽ do rất yêu trẻ nhỏ, nên tôi thử nghiệm lối viết cho thiếu nhi. Sự đơn giản, trong sáng, dễ hiểu là điều hướng tới ở mỗi trang viết.

Nhưng quả là nhiều lúc suy nghĩ người lớn vẫn bị áp đặt vào, đôi lúc rất khó viết, vì độc giả hướng tới chủ yếu là các cháu thiếu nhi. Hồi nhỏ, tôi được nghe tới và rất thích 2 câu Kinh Thánh: "Nếu các con không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, các con không được vào Nước Trời. Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ, đó là kẻ lớn nhất trong Nước Trời" (Matthew chương 18, câu 3-4) cùng với câu: "Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta, và đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những người giống như chúng" (Matthew chương 19, câu 14). Đó là những hạt giống bé nhỏ ban đầu gieo vào tâm hồn tôi để sau này dành chút thời gian để viết gì đó cho thiếu nhi.

PV: Anh có thể chia sẻ đôi chút về bút danh Phụng Thiên không?

Tác giả Phụng Thiên: Tôi đọc rất ít sách vở, nhưng dễ nhớ những đoạn, những chi tiết ấn tượng mạnh. Khi tôi tình cờ đọc về cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), thấy địa danh Phụng Thiên (nay thuộc khu vực thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc) - tên một trận đánh lớn trong Chiến tranh Nga - Nhật: trận Phụng Thiên, diễn ra từ ngày 20/2 tới 10/03/1905 giữa quân đội hai Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản. Đó là một trong những trận đánh kinh điển trong lịch sử thế giới.

Tác phẩm “Triệu vết chân kiến” (ảnh Quỳnh Anh).
Tác phẩm “Triệu vết chân kiến” (ảnh Quỳnh Anh).

Tôi vốn không chuyên về lịch sử, nhưng khi đọc đến 2 chữ Phụng Thiên khiến tôi rất thích thú và quyết định chọn đó là bút danh của mình. Có lẽ, lúc ban đầu tôi chỉ nghĩ đơn giản mình là một người theo đạo Công giáo, nên Phụng Thiên tạm hiểu là phụng sự Thiên Chúa; tức là mọi lựa chọn, lý tưởng, hành động với cùng đích là để làm sáng danh Chúa. Thầy tôi, PGS.TS nhà văn Văn Giá hóm hỉnh bảo: “Bút danh Phụng Thiên nghe khiêm tốn nhưng cũng kiêu đấy; tôi đi hầu hạ đấy, nhưng không phải hầu người, mà là hầu Trời.”

PV: Được biết, anh có từng viết thơ, tại sao anh không chọn ra tập thơ mà lại là truyện thiếu nhi?

Tác giả Phụng Thiên: Trước hết phải chia sẻ ngay rằng, tôi học môn Văn chỉ ở mức trung bình. Vì biết lực học bản thân không có gì nổi trội, nên tôi luôn cố gắng tìm gì học thêm. Nhưng không phải là các môn học chính quy của nhà trường, mà chủ yếu là một số cuốn truyện tranh, truyện cổ tích, truyện dân gian; cùng với đó là đam mê bộ môn cờ vua. Những năm là học sinh cấp 3, tôi thường mang cờ vua đi, đến giờ giải lao cùng các bạn ngồi đấu trí với thầy giáo dạy thể dục. Thua thầy suốt nhưng vẫn rất vui vẻ.

Ngoài ra thì tôi làm thơ lẻ tẻ, thơ học trò ấy mà. Nhưng cũng chỉ để viết cho các mấy cô gái học khối chiều cùng bàn, khi ấy chúng tôi mới 15-17 tuổi, rất trong sáng. Tôi đi học thường sớm nhất lớp, chủ yếu là để đọc thư rồi lau bảng lớp cho sạch, rồi ngồi nghĩ ít câu thơ, tản văn sến sẩm để trêu các bạn khối chiều. Thực sự tôi thích ngồi viết lan man cho các bạn gái ấy hơn là chú tâm học tập. Thời thế thay đổi, giờ các học sinh có lẽ hầu như không còn viết thư tay cho nhau nữa.

In truyện thiếu nhi, trước là tôi muốn nói lên tình yêu của mình đối với trẻ nhỏ, sau là một bước đệm để cố gắng hơn cho cuốn tiếp theo. Thơ tôi viết còn rất mỏng mảnh, hy vọng có một ngày tôi sẽ mạnh dạn in thơ.

PV: Anh có thể nói về nhan đề cuốn sách Triệu Vết Chân Kiến?

Tác giả Phụng Thiên: Có lẽ chỉ đơn giản đó là một cuộc hành trình khắp nơi với hàng triệu bước chân của chú kiến nhỏ đi phiêu lưu. Có đôi đoạn, lại có thể hiểu là cả triệu triệu bước chân của cả đàn kiến cùng hành quân hết sức uy nghiêm và kỷ luật.

PV: Quê hương Bắc Giang và gia đình ảnh hưởng đến anh và tác phẩm như thế nào?

Tác giả Phụng Thiên: Xứ Kinh Bắc quê hương tôi cũng tuyệt vời như bao miền đất khắp Việt Nam. Ngoài được đến trường học tập và rèn luyện như các bạn cùng trang lứa, có lẽ những phút giây đi học giáo lý và đến nhà thờ trong tinh thần Kitô giáo có ảnh hưởng không nhỏ tới tôi.

Quê tôi là một xứ đạo nghèo nhưng nay đã có nhiều sự phát triển, hòa vào sự phát triển chung của cả đất nước. Gia đình tôi có hoàn cảnh hơi khác một chút so với đa số các gia đình. Bố mẹ tôi sinh ra 11 anh em, 10 trai 1 gái. Nhà đông con như vậy là điều hiếm hoi trong thời nay, nên khi có ai hỏi tôi về các anh em, mọi người thường phải hỏi lại câu thứ 2 và tỏ vẻ ngạc nhiên. Sinh ra trong hoàn cảnh như vậy, xuất phát điểm ở quê như vậy, nên tôi luôn cố gắng mỗi ngày. Vậy mà vẫn chưa thấy thành công (cười…)

PV: Tác phẩm văn học nào và tác giả văn học nào ảnh hưởng nhất đến anh?

Tác giả Phụng Thiên: Như đã chia sẻ, tôi đọc không nhiều nên có chút bối rối khi bàn về điều này. Hồi nhỏ thì các truyện dân gian và cổ tích là tôi thích nhất. Sau đó một chút, có lẽ tác phẩm gây xúc động mạnh với tôi là “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lớn lên, tiếp cận một chút tác phẩm những người khổng lồ như Frank Kafka, Victor Hugo, Goethe, Dante, Mark Twain, Puskin, Cervantes… khiến tôi bị choáng ngợp bởi kho tàng tinh hoa của nhân loại quá lớn mà đọc nhiều khi không hiểu hoặc không tiếp thu được là bao.

Kho tàng văn học Việt Nam cũng đã rất lớn để tìm hiểu với biết bao tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tô Hoài, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Đó là chưa kể kho tàng văn học trung đại trở về trước. Thật khó khi để nói tác phẩm tác giả nào ảnh hưởng nhất tới bản thân. Có lẽ cho tôi thêm thời gian để tìm hiểu thêm.

PV: Qua câu chuyện của chú kiến, anh muốn gửi gắm điều gì tới cuộc sống?

Tác giả Phụng Thiên: Kiến là một sinh vật bé nhỏ, có nhiều đức tính quý báu như: chăm chỉ, đoàn kết, gan dạ. Trước muôn loài, kiến chỉ là một sinh vật bé nhỏ, nhưng dù sao kiến vẫn có những giá trị của mình. Mỗi con người chúng ta cũng vậy, dù thân phận khác nhau, nhưng mỗi người đều có giá trị riêng của mình. Tất cả chúng ta đều xứng đáng hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tự do, hòa bình.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.