'Cùng nhau nhân từ' với Khúc Hồng Thiện

(PLVN) - 8 năm sau tập thơ đầu tiên “Chênh chao tích chèo” (NXB Hội Nhà văn 2010), Khúc Hồng Thiện tiếp tục ra mắt bạn đọc tập thơ “Cùng nhau nhân từ” (NXB Văn học). Tập thơ cho thấy sự phát triển đáng mừng của một cây bút trẻ.
 

Cũng như nhiều nhà thơ trẻ khác, Khúc Hồng Thiện làm thơ trên bàn phím. “Hết pin” trở thành một “sự cố” trong sáng tác: “Hết pin là hoảng hốt/đang viết cũng dừng lại/đang in cũng phải dừng/thậm chí đang nghĩ cũng chẳng nghĩ được nữa” (Hết pin). Anh cũng đưa vào thơ cả những thao tác trên máy tính “Chưa chắc cứ nhanh là ẩu đoảng/cứ vo tròn bóp bẹp là lạ là hay/cứ delete là sạch sanh kí ức” (Gác).

Ở một số bài, tư duy mới trong thơ của anh rất trẻ trung, hiện đại trong cách đặt tên bài thơ: “Bài thô”, “Đường”, “Diễn đạt lại”, “Ghi chú mới”… và cả trong diễn đạt như những câu nói thường ngày: “Nhập ghi chú/lưu/hình nền vẽ, viết tay, thư viện/ bao lựa chọn: chấm - chạm - vuốt - ấn/chẳng để ra một kết quả gì” (Ghi chú mới), “Kể nhé/sẽ rất lằng nhằng đấy/sẽ rất vô lý nữa” (Kể đi), có khi là những khái niệm: “… ô hay/đâu phải cứ đồng dạng/cứ tròn trịa sạch sẽ không tỳ vết/là đẹp/thô có vẻ đẹp nguyên khôi” (Bài thô)… 

Những dòng thơ như thế có thể giúp thơ anh hòa đồng với những sáng tác của các nhà thơ trẻ - những người thừa hưởng những thành tựu của công nghệ và tâm thế của thời đại, mạnh dạn đi sâu khai thác những rung cảm trực giác tác động đến bản thể, có khi bỏ qua những xúc cảm và đưa đến người đọc những ý niệm bằng sự thô ráp của ngôn từ.

Tuy nhiên, trong “Cùng nhau nhân từ”, Khúc Hồng Thiện không sa vào xu hướng đó. Anh không dừng lại ở những cảm xúc giản đơn, thiên về lý trí mà đã tìm tòi, mạnh dạn khai mở những vỉa mạch trầm sâu trong tâm hồn của chính bản thân mình. Trong anh, chính là sự kết tinh hài hòa phẩm chất đẹp đẽ, lành mạnh của con người thời cuộc và ý thức sâu sắc về cá nhân nên việc khai thác bản thể sẽ đem đến cho người đọc những điều thú vị, bổ ích. 

Trong tập thơ này, lục bát vẫn là những điểm mạnh của Khúc Hồng Thiện. Đó là thể thơ giúp anh trở về với hồn dân tộc, gần gũi với đông đảo bạn đọc và dễ được cảm thông, chia sẻ. Trong “Bâng khuâng thành cổ”, những dòng lục bát của anh cứ tự nhiên, dung dị nhưng đọc lên thấy tim mình nhói đau như ai chạm đến những vết thương lòng mỗi người: “Màu vôi xương trắng ngày xưa/ đến đây vẫn buốt như vừa mới thôi”, “Bâng khuâng thành cổ còn hằn/ lên bao dấu hỏi nhọc nhằn/ Mai đây” (Bâng khuâng thành cổ). Người đọc cũng không thể dửng dưng với những điều nhà thơ cảm nhận và suy ngẫm, nó tạo được những ám ảnh lớn trong tâm hồn con người. 

“Cùng nhau nhân từ” có 55 bài thì đến 25 bài là lục bát. Lục bát của Khúc Hồng Thiện trôi chảy, chân mộc. Những dòng vào bài của anh tưởng là vô thưởng, vô phạt nhưng càng đọc thì ý tứ, tư tưởng thơ dần dần lộ ra có khi bất ngờ. Anh viết về dòng sông nhưng chính là bàn về môi trường một vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhiều bài thơ của anh ẩn chứa những cảm xúc trữ tình - công dân của một con người sống có trách nhiệm  như: “Mưa rửa đền”, “À ơi, câu hát”, “Chiều rồi, Nho Quế”, “Thủy”…

Một ghi nhận nữa ở thơ của nhà thơ trẻ này là vẫn giữ được những cảm xúc truyền thống của con người Việt Nam. Đó là tình yêu thương những người gần gũi, gắn bó với mình trong cuộc sống gia đình và quan hệ quê hương làng xóm. Trong thơ anh những “ổ rơm”, lời ru “à ơi”, “cái cò”, “đòng đong, cân cấn”… biểu tượng của hồn quê vẫn được nâng niu, gìn giữ. Những câu thơ anh viết về mẹ thật nặng tình.

Người mẹ trong thơ anh thường gắn bó với những kỉ niệm của một thời cháo rau, nghèo khó ở một vùng quê lam lũ: “Nao nao nhớ mẹ lùa rơm/Cho sôi bát cháo miếng cơm vội vàng/Mã đề rau má một thang/Thức quê mộc mạc con mang bên lòng” (Nao nao nhớ mẹ) và sâu xa hơn là sự tri ân sâu sắc: “Mẹ ta đầu đội nón mê/mà che mát cả bốn bề nước non/đồng quang mẹ dẫu chẳng còn/vẫn nguyên lời dặn cháu con nhân từ” (Mẹ ta). 

Truyền thống nhân văn từ lòng kính thương mẹ đến tình yêu nam nữ, thương quý bạn bè, anh em… trở thành tình cảm chủ đạo trong tập thơ, nó giúp cho thơ Khúc Hồng Thiện có được sự cộng hưởng chia sẻ của số đông độc giả và khẳng định hướng đi đúng đắn của một nhà thơ trẻ.

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.