Phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực vào tháng 4/2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực vào tháng 4/2022.
(PLVN) - Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị triển khai quyết liệt ở tất cả các cấp ngành với quan điểm “không có vùng cấm,” “không có ngoại lệ” và đã đạt được những kết quả rõ rệt. Ngay trong những năm đầu của nhiệm kỳ khóa XIII, công tác này càng được đẩy mạnh hơn nữa.

Rõ đến đâu, xử lý đến đó

Từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đã có những bước tiến mạnh, để lại dấu ấn, tạo hiệu ứng tích cực, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chỉ tính từ đầu 2022 đến nay, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.264 vụ/2.038 bị can, truy tố 742 vụ/1.594 bị can, xét xử sơ thẩm 737 vụ/1.567 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (trong đó, khởi tố mới 125 vụ án, 259 bị can về tội tham nhũng).

Cơ quan chức năng đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, như: Vụ án “Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng; Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan có liên quan…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhấn mạnh, việc xử lý nghiêm một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót. Nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào tháng 9/2021, người đứng đầu Đảng ta cũng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính hơn ai hết phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và đặc biệt, bản thân phải liêm, phải sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất kỳ sức ép không trong sáng nào, bất kỳ sự cám dỗ, mua chuộc nào.

“Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa, ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ. Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Quy chế phối hợp Ban Nội chính Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự Đảng TAND Tối cao, Ban Cán sự Đảng VKSND Tối cao diễn ra vào cuối tháng 3 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng một lần nữa nhắc lại quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; có dấu hiệu phạm tội phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật”; “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, những vi phạm có tính chất thách thức đối với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thách thức dư luận xã hội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời. Một số vụ việc cần đẩy mạnh hơn, nhất là các vụ việc mà dư luận xã hội quan tâm, liên quan tới nhiều người, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt.

Cảnh tỉnh cho tất cả cán bộ trong hệ thống chính trị

Liên quan đến những sai phạm chỉ riêng tại Cty Việt Á, tính đến nay, tổng cộng đã có hơn 60 bị can bị khởi tố. Đau xót hơn, nhiều bị can trong vụ án nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, từng giữ vị trí, trọng trách cao trong bộ máy Nhà nước, như ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN) lại bị “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm…” như nhận định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Các bị can, bị cáo Nguyễn Thanh Long, Trần Văn Nam, Chu Ngọc Anh,

Các bị can, bị cáo Nguyễn Thanh Long, Trần Văn Nam, Chu Ngọc Anh,

“Tôi cảm thấy buồn, đau lòng, nhưng đau thì cũng phải quyết liệt. Sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước, thoả mãn được mong muốn của người dân về công tác chống tham nhũng, tiêu cực tới cùng, bất kể người đó là ai, chức vụ nào. Đã là công bộc của dân thì phải hết sức làm vì Nhân dân, chứ đừng nhờ vào vị trí của mình để hưởng đặc quyền, đặc lợi, dung túng cho bản thân để trục lợi”, ĐBQH Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) chia sẻ.

Còn ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đánh giá, đây là những hành động hết sức cương quyết, thể hiện được quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác PCTNTC. Ông Hòa cho rằng, việc xử lý nghiêm khắc của cơ quan chức năng còn là sự cảnh tỉnh cho tất cả cán bộ trong hệ thống chính trị, không trừ ngành nào; đặc biệt là những đảng viên có chức quyền…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Do vậy, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh PCTNTC. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật hình sự đối với những người vi phạm, bất kể đó là ai. Phải quán triệt và thực hiện phương châm phòng ngừa, giải quyết sớm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, có bệnh phải chữa ngay, không để ung thành họa.

Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII cũng khẳng định, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân. Tình hình trên đây đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác PCTNTC “không dừng”, “không nghỉ”.

Trên tinh thần đó, mới đây, Ban Bí thư đã hành Quy định 67-QÐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh. Việc làm này bảo đảm công tác PCTNTC được thực hiện thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên tinh thần “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”.

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, công tác PCTNTC của Đảng và Nhà nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hết sức quyết liệt để phát hiện, xử lý những “quan tham”, trong đó có các lãnh đạo cấp tỉnh, câu kết với thế lực, doanh nghiệp bên ngoài lũng đoạn, làm thất thoát ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chúng ta mới chỉ có Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, không thể làm xuể cả 63 tỉnh, thành cả nước, nên việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hiện nay là chín muồi và thực sự cần thiết.

Có thể nói, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và công tác PCTNTC nói riêng, có những việc không thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục. Và việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là minh chứng khẳng định: công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực luôn được Đảng chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt để đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng niềm tin và sự kỳ vọng của Nhân dân.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng: Xử lý rất nhanh, rất kịp thời

“Tính từ Đại hội XIII đến nay chưa được một năm rưỡi. Thế nhưng, Trung ương đã phải xử lý kỷ luật 3 Ủy viên Trung ương, bao gồm ông Trần Văn Nam (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương), ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long. Đây là điều rất đáng buồn. Lẽ ra đối với những cán bộ cấp chiến lược như vậy, cần hết sức nêu gương và thực sự phát huy ảnh hưởng của mình trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Các vị này đã vi phạm rất nghiêm trọng, không chỉ bị xử lý kỷ luật Đảng mà còn bị khởi tố, xử lý bằng pháp luật. Điều đó thể hiện sự nghiêm trọng của các sai lầm, khuyết điểm.

Qua các vụ án vừa rồi cho thấy quyết tâm chính trị của Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong cuộc đấu tranh PCTNTC. Nó thể hiện không chỉ quyết tâm chính trị cao mà còn xử lý rất nhanh, rất kịp thời, không rề rà như trước. Trước đây có khi việc xử lý còn để kéo dài, nhưng nay làm nhanh, làm dứt điểm; cả xử lý về Đảng, chính quyền và pháp luật. Những việc đó củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với sự lãnh đạo của Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với công tác PCTNTC”.

ĐBQH Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai): Cần phải làm nghiêm hơn nữa

“Với các đại biểu Quốc hội khóa đầu như tôi, đây là một ấn tượng rất nặng nề khi phải bỏ phiếu miễn nhiệm, cách chức một người đồng chí, một người lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Đó là điều rất xót xa, nhưng đúng như các đại biểu đã nói, chúng ta phải xử lý nghiêm những vi phạm; đây là hậu quả của một chuỗi sai lầm. Tôi nghĩ, trong thời gian tới đây, chúng ta cần phải làm nghiêm hơn nữa đối với những sai phạm, không chỉ trong y tế, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch mà còn những vụ lớn liên quan đến “giải cứu công dân” hay những vụ việc lớn trong thị trường tài chính, thị trường vốn... Có thể thấy rằng, việc vận hành của nền tư pháp của chúng ta đang bám sát định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật. Điều này chúng ta phải đề cao”.

Hà Dung (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Ảnh: VGP

Bộ Y tế có bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách

(PLVN) - Thông tin tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra vào sáng nay, 24/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Bộ Y tế có bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách. Phó Thủ tướng dẫn chứng, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT.

Đọc thêm

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.