Củng cố, nâng cao chất lượng vốn chính sách tại vùng Tây Nam Bộ

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VBSP).
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VBSP).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 3 năm qua (2021 - 2023), với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCSXH 5 tỉnh Tây Nam Bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Chất lượng tín dụng chuyển biến tích cực

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chi nhánh NHCSXH 5 tỉnh Tây Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2023 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2024 - 2025 diễn ra vừa qua tại Bạc Liêu, ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết, công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang có chuyển biến tích cực, hiệu quả.

Có được kết quả trên, theo ông Dương Quyết Thắng là nhờ sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Ban lãnh đạo NHCSXH, Ban lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cấp Trung ương, lãnh chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương các cấp, cùng với sự vào cuộc trách nhiệm, quyết tâm chính trị cao của cán bộ NHCSXH, cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2023, nguồn vốn nhận ủy thác địa phương tại 5 tỉnh Tây Nam Bộ đạt hơn 1.354 tỷ đồng, tăng 619 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2020 (Kiên Giang tăng 200 tỷ đồng, Cà Mau tăng 113,6 tỷ đồng, An Giang 110,4 tỷ đồng, Bạc Liêu tăng 104,4 tỷ đồng, Sóc Trăng 90,9 tỷ đồng).

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho gần 186.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; hỗ trợ, tạo việc làm cho gần 128.000 lao động; gần 1.100 lượt lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 19.000 học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng 349.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; 1.545 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng theo Nghị định 100 của Chính phủ; hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho 2.112 khách hàng là hộ dân tộc vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2023, tổng nguồn vốn chính sách tại Bạc Liêu đạt 3.061,4 tỷ đồng, tăng 901 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2020. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt 193,8 tỷ đồng. Tại tỉnh Sóc Trăng, tổng nguồn vốn đạt 5.177,8 tỷ đồng, tăng 1.476,2 tỷ đồng so với 31/12/2020, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt 192,4 tỷ đồng. Tương tự, tại tỉnh Kiên Giang, tổng nguồn vốn chính sách đạt 5.885 tỷ đồng, tăng 2.146,4 tỷ đồng so với 31/12/2020. Trong đó vốn nhận ủy thác địa phương đạt 421,4 tỷ đồng.

Cà Mau và An Giang cũng đạt nhiều kết quả tích cực về triển khai tín dụng chính sách. Cụ thể, tại Cà Mau, giai đoạn 2021 - 2023, tổng nguồn vốn chính sách lên tới 4.139,4 tỷ đồng, tăng 1.341,3 tỷ đồng so với 31/12/2020. Còn tại An Giang, tổng nguồn vốn chính sách đạt 4.996,8 tỷ đồng, tăng 1.625 tỷ đồng so với 31/12/2020. Đáng chú ý, dự nợ cho vay tín dụng chính sách tại 5 tỉnh nêu trên theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đều đạt 100% kế hoạch được giao.

Nâng cao hiệu quả quản lý, kịp thời tháo gỡ vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Giám đốc NHCSXH cũng chỉ ra những tồn đọng, hạn chế của công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, như: Chất lượng hoạt động tín dụng cấp huyện tại một số nơi còn chưa đồng đều. Số Tổ tiết kiệm vay vốn có nợ quá hạn tuy có giảm nhưng chưa thực sự bền vững…

Theo ông Dương Quyết Thắng, nguyên nhân khách hàng vay vốn bị rủi ro là do được địa phương đánh giá đủ điều kiện và lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro nhưng vẫn đang chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, các yếu tố về thiên tai, dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn đến hoạt động sản xuất của người dân, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ.

Đáng lưu ý, một bộ phận người dân chưa có ý thức vươn lên trong cuộc sống, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không có ý thức tiết kiệm, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Nhiều khách hàng vay vốn đi khỏi nơi cư trú, không có thông tin địa chỉ, không có tài sản tại địa phương, khó khăn trong công tác quản lý và thực hiện xử lý nợ.

Trước những vấn đề còn tồn đọng trên, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu các đơn vị cần có những giải pháp hiệu quả hơn để hiện thực hóa định hướng, nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, 5 chi nhánh NHCSXH các tỉnh cần tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030.

Đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Trong đó, tập trung thường xuyên chỉ đạo rà soát điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện tổ chức giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng, bảo đảm 100% khách hàng thuộc đối tượng thụ hưởng, đủ điều kiện vay vốn và có nhu cầu vay, đều được đáp ứng vốn phù hợp với phương án đầu tư.

Tập trung thực hiện công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời, công khai, minh bạch, chính xác, đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro theo quy định.

Đọc thêm

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán
(PLVN) - Trong quý I, tổng thu NSNN đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024 (thu NSTW đạt 35% dự toán; thu NSĐP đạt 38,4% dự toán).

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài 1: Thiết lập những chuẩn mực mới trong ngành xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường sân bay Long Thành.
(PLVN) -   Không chỉ là biểu tượng của tầm nhìn trong quy hoạch, ý chí và khả năng của Việt Nam, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) còn là minh chứng sống động cho thấy hiệu quả của cải cách thể chế và sự phối hợp đa ngành, đa cấp trong điều hành phát triển hạ tầng quy mô lớn. Từ số báo này, PLVN khởi đăng loạt bài “Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam”.