Cung cấp dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng: Tại sao lại chỉ cho phép doanh nghiệp bưu chính công ích?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Đây là thắc mắc của một số chuyên gia đối với các quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, được đề xuất trong Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (Dự thảo) đang được Ngân hàng Nhà nước xây dựng.

Theo Dự thảo, Điều 18 quy định về “Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng”, thì dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng bao gồm: chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.

Trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, tổ chức mới được bổ sung là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Cụ thể, điểm đ khoản 2 Điều 18 Dự thảo nêu:  “Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ và chi hộ sau khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”.

Theo giải trình của Ban soạn thảo tại Tờ trình thì căn cứ để bổ sung quy định này là Luật Bưu chính, Quyết định 41/2011/QĐ-TTg về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính quốc tế, Hiệp định các dịch vụ thanh toán qua bưu chính do Chính phủ các nước ký kết, thông lệ quốc tế và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn cung ứng dịch vụ thanh toán trên mạng bưu chính công cộng.

 Tuy nhiên, góp ý với Dự thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, giải trình trên dường như chưa thật hợp lý để giải thích tại sao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được xem là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, còn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính khác lại không được, trong khi tất cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đều phải đáp ứng điều kiện kinh doanh như nhau theo 02 văn bản nói trên.

Mặt khác, trên thực tế thì một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (không phải công ích) cũng đang có hoạt động thu hộ, chi hộ không thông qua tài khoản của khách hàng. Và thông lệ này không gây ra tác động bất lợi đáng kể nào cho lợi ích công cộng, hơn nữa còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

“Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, hoặc là cho phép tất cả các doanh nghiệp bưu chính thực hiện hoạt động này, hoặc là giải trình rõ về lý do tại sao chỉ giới hạn quyền này ở doanh nghiệp bưu chính công ích để đảm bảo tính minh bạch về chính sách và công bằng cho các doanh nghiệp” – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước góp ý Dự thảo Nghị định này.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.