Cục Viễn thông giải thích về nghi vấn “tính cước thông báo ở nhà”

Cục Viễn thông giải thích về nghi vấn “tính cước thông báo ở nhà”
(PLVN) - Chung tay phòng, chống dịch Covid-19, các nhà mạng cùng lan tỏa thông điệp thông qua âm báo “Không ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết!” Thời gian nghe đoạn âm báo này ở tất cả các mạng cố định và di động hoàn toàn không bị tính bất kỳ khoản cước phí nào.

Cùng chung tay với ngành Y tế cả nước để phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng Bộ Y tế đề nghị các doanh nghiệp gửi nhiều thông điệp tới người dân cả nước.

Vì thế, thời gian qua, người dùng di động ở Việt Nam thường xuyên nhận được các tin nhắn như: Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết; Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh; Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến trên trang khaibaoyte.vn; Cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế.

Và để đa dạng hóa, chung tay truyền tải các thông điệp của Chỉ thị số 16/CT-TTg, từ 30/3, Bộ TTTT và Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp viễn thông cố định và di động truyền tải thông điệp “Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết" thông qua âm báo được phát mỗi khi thực hiện một cuộc gọi từ các thuê bao di động và thuê bao cố định. 

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, chỉ sau 24 tiếng, các doanh nghiệp đã nỗ lực hợp tác xây dựng phương án kỹ thuật và triển khai áp dụng trên toàn mạng. 

Với sự xuất hiện bất ngờ của lời thoại mang thông điệp tới người sử dụng điện thoại, nhiều người dùng đã có những thắc mắc về âm báo này: “Tôi thấy thời gian cuộc gọi hiển thị trên điện thoại của của tôi tính từ khi có âm báo đến khi kết thúc cuộc gọi như vậy có phải có mất cước khi nghe âm báo không?”, hoặc một số người khi thấy khoảng im lặng trước khi âm báo và nhạc chuông bình thường thì nghĩ rằng cuộc gọi không thành công, …

Giải đáp những thắc mắc này, đại diện Cục Viễn thông khẳng định: Thời gian nghe đoạn âm báo này ở tất cả các mạng cố định và di động hoàn toàn không bị tính bất kỳ khoản cước phí nào, cước phí cuộc gọi (cả di động và cố định) sẽ chỉ được tính từ khi thuê bao nhận cuộc gọi nhấc máy trả lời. 

Khoảng lặng chờ kết nối giữa âm báo và có hồi âm chuông hay nhạc chuông chờ thuần túy chính là thời gian để tổng đài thiết lập cuộc gọi. 

“Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm lắng nghe các đoạn âm báo để cùng tiếp tục chung sức lan tỏa đến cả cộng đồng nâng cao ý thức ở nhà để phòng chống dịch bệnh COVID-19” – đại diện Cục Viễn thông cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.