Cục trưởng Đặng Thanh Sơn, Bí thư Chi bộ Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật: Xúc tiến xây dựng, ban hành Luật Tổ chức thi hành pháp luật

Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Đặng Thanh Sơn.
Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Đặng Thanh Sơn.
(PLVN) - Công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL) là một nhiệm vụ mới của Bộ, ngành Tư pháp nên được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp rất quan tâm. Cục trưởng Đặng Thanh Sơn, Bí thư Chi bộ Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã có nhiều chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam về công tác này.

Yếu tố quan trọng hàng đầu để triển khai hiệu quả công tác tổ chức THPL

* Khâu tổ chức THPL được coi là khâu yếu. Vậy xin ông cho biết, thời gian qua, Đảng bộ Bộ Tư pháp có chủ trương lớn gì về THPL để đẩy mạnh hơn khâu này?

- Cục trưởng Đặng Thanh Sơn: Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng qua các kỳ Đại hội X, XI, XII, công tác tổ chức THPL đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được những thành quả bước đầu. Vai trò của pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao. Nhiều chủ trương của Đảng về tổ chức THPL được thể chế trong Hiến pháp, pháp luật.

Công tác áp dụng pháp luật được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương, theo hướng bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch; hạn chế tình trạng oan sai, khiếu nại, khiếu kiện. Tình hình vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân cơ bản cũng đã được phát hiện và xử lý khá kịp thời, đúng người, đúng pháp luật góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cho các quy định của pháp luật được đi vào thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, mặc dù đã được quan tâm, nhưng công tác tổ chức THPL vẫn chưa có cơ chế đủ mạnh, đồng bộ để thực hiện hiệu quả; chế tài pháp lý chưa thực sự nghiêm khắc, vẫn còn hiện tượng “nhờn” luật trên một số lĩnh vực; tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có nội dung không khả thi, chưa phù hợp thực tiễn gây bức xúc dư luận vẫn còn tồn tại ở một số bộ, ngành và địa phương. Để đẩy mạnh hơn nữa và từng bước nâng cao hiệu quả công tác này, thời gian qua, Đảng bộ Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực trong việc đề xuất một số chủ trương lớn, mang tính chất đột phá, phù hợp với bối cảnh, tình hình và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước liên quan đến công tác tổ chức THPL. 

Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến là việc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL giai đoạn 2018-2022” (kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018) trên cơ sở thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP ngày 11/11/2016 của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW.

Đề án được ban hành nhằm triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức THPL, tạo tiền đề cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tổ chức THPL.

Bên cạnh đó, chất lượng công tác xây dựng pháp luật, tính liên kết giữa ban hành VBQPPL và tổ chức THPL luôn được Ban cán sự Đảng quan tâm, chú trọng để đảm bảo tiền đề tốt cho việc đưa pháp luật vào cuộc sống và khắc phục hiện tượng trong một số lĩnh vực, việc xây dựng pháp luật chưa gắn với tổ chức THPL làm cho pháp luật không những khó phản ánh đầy đủ, kịp thời yêu cầu thực tiễn, mà còn khó có khả năng dự báo, định hướng điều chỉnh các quan hệ xã hội. 

Với 92,96% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, ngày 18/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL, tạo cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn nữa cho hoạt động xây dựng pháp luật. Đồng thời, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cũng có nhiều đổi mới, tiến bộ hơn, bước đầu áp dụng khoa học công nghệ vào công tác truyền thông để đưa pháp luật đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. 

Trong suốt hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp luôn quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc, đề ra nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL gắn với triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL, đóng góp tích cực và hiệu quả cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 

* Từ việc thực hiện những chủ trương trên, đâu là một số bài học kinh nghiệm cần quan tâm?

- Cục trưởng Đặng Thanh Sơn: Về bài học kinh nghiệm, tôi cho rằng có một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau đây cần đặc biệt lưu tâm: 

Một là, nhận thức đúng đắn và lãnh đạo sát sao của các tổ chức Đảng, cấp ủy Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm cho việc triển khai hiệu quả công tác tổ chức THPL tại các bộ, ngành và địa phương. Thực tiễn cho thấy, nơi nào tổ chức Đảng, các cấp uỷ Đảng, người đứng đầu cấp ủy nhận thức đầy đủ, sâu sát về yêu cầu, định hướng nội dung xây dựng pháp luật, tổ chức THPL và chỉ đạo quyết liệt thì nơi đó có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu, rộng. 

Chi ủy Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chi ủy Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

Hai là, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho tổ chức THPL; phát huy vai trò của các chủ thể trong công tác tổ chức THPL, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; thu hút sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và Nhân dân vào công tác xây dựng và THPL.

Ba là, gắn xây dựng pháp luật với tổ chức THPL. Các điều kiện bảo đảm tổ chức THPL cần được xem xét kỹ khi ban hành luật, việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội trước khi ban hành luật cần được chú trọng đúng mức. Ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đúng thời hạn; phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm các điều kiện, các nguồn lực cho việc thi hành luật; có cơ chế cụ thể để kiểm tra, giám sát việc thi hành, đặc biệt là việc đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội thực tế của văn bản được thi hành.

Chuyển sang mô hình người dân tự tìm hiểu pháp luật là chính

* Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII tới đây, Bộ, ngành Tư pháp cần tập trung vào những đột phá nào trong công tác THPL, thưa ông?

- Cục trưởng Đặng Thanh Sơn: Chúng ta đang nỗ lực để thực hiện thắng lợi toàn bộ Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, đồng thời tích cực chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới đây sẽ định ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045. Đây là cơ hội lớn cho những người làm công tác xây dựng chính sách, xây dựng, thực thi pháp luật đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước, đóng góp vào quá trình hình thành đường lối, chủ trương của Đảng. Tôi cho rằng, trong giai đoạn trước mắt, Bộ Tư pháp cần tập trung vào một số đột phá trong công tác THPL, cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục triển khai mạnh mẽ Luật PBGDPL một cách thiết thực, hiệu quả. Từng bước chuyển dần cách thức PBGDPL từ mô hình Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc đưa pháp luật đến với người dân sang mô hình người dân tự tìm hiểu pháp luật là chính; những người thuộc diện chính sách sẽ nhận được sự trợ giúp pháp lý của nhà nước. Phát huy các hình thức truyền thông, tạo thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận pháp luật. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm PBGDPL là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và của từng cơ quan. 

Hai là, tiếp tục phát triển đồng bộ các dịch vụ pháp lý, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ pháp lý. Có chính sách cụ thể để phát triển các tổ chức, dịch vụ pháp lý có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của người dân, doanh nghiệp. Phát triển mạnh mẽ đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giữ vững bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, mở rộng dân chủ, tăng tính pháp quyền và hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp (công chứng, bán đấu giá tài sản...) nhằm mang lại các dịch vụ tốt nhất cho người dân.

Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL. Nghiên cứu trình đề nghị xây dựng Luật Tổ chức THPL và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội  năm 2022 và khẩn trương xúc tiến xây dựng, ban hành Luật Tổ chức THPL để tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, thực hiện một cách thống nhất công tác tổ chức THPL, công tác theo dõi THPL, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của những hoạt động này. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức THPL trong việc thu thập, lưu trữ dữ liệu về tình hình THPL nói chung và báo cáo tình hình THPL nói riêng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu đa dạng, đầy đủ, sẵn có, mang tính tích hợp, giảm gánh nặng xây dựng các báo cáo tình hình THPL; hướng đến việc xây dựng một phần mềm giúp theo dõi, đánh giá tình hình THPL một cách thường xuyên, kịp thời, khách quan.

* Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.