Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL: “Quyết tâm hoàn thành Bộ pháp điển trong năm 2022”

 Ông Hồ Quang Huy , Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp
Ông Hồ Quang Huy , Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Thực hiện Pháp lệnh p háp điển hệ thống quy phạm pháp luật ( QPPL ) năm 2012, đến thời điểm hiện nay, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ trong công tác xây dựng Bộ pháp điển. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Quang Huy , Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp về công tác này.

-Được biết, lộ trình xây dựng Bộ pháp điển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 10 năm (2014 - 2023), xin Ông cho biết về tiến độ xây dựng Bộ pháp điển tính đến thời điểm hiện nay và dự kiến khi nào Bộ pháp điển được hoàn thành?

Ông Hồ Quang Huy:

Theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp và các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện Bộ pháp điển gồm 271 đề mục thuộc 45 chủ đề trong giai đoạn 10 năm (2014 - 2023). Đến nay, 219/271 đề mục đã hoàn thành và được Chính phủ thông qua, đưa vào khai thác, sử dụng (đạt hơn 80% khối lượng Bộ pháp điển), còn 52 đề mục hiện đang được các bộ, ngành gấp rút thực hiện. Thời gian qua, bên cạnh việc xây dựng Bộ pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành thường xuyên theo dõi, cập nhật nội dung các đề mục đã được đưa vào khai thác (khi có thay đổi) để bảo đảm Bộ pháp điển luôn phản ánh chính xác, kịp thời những “biến đổi” của hệ thống pháp luật. Các đề mục sau khi được Chính phủ thông qua đã kịp thời được đăng trên Bộ pháp điển và được tổ chức khai thác, sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn). Đây là Cổng thông tin điện tử chính thức đăng tải Bộ pháp điển, do Nhà nước giữ bản quyền và Bộ Tư pháp là cơ quan được giao thống nhất quản lý, duy trì hoạt động. Với tiến độ như hiện nay, việc xây dựng và hoàn thành Bộ pháp điển có thể “về đích sớm” trước 01 năm so với lộ trình đã đặt ra. Theo đó, chúng tôi đặt quyết tâm cùng với các bộ, ngành liên quan tập trung cao độ để hoàn thành Bộ pháp điển trong năm 2022.

-Từ góc độ quản lý, Ông đánh giá như thế nào về giá trị của Bộ pháp điển và hoạt động pháp điển?

Ông Hồ Quang Huy:

Về nội dung, Bộ pháp điển đã “phản ánh” đầy đủ, trung thực các quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực, không làm thay đổi nội dung của các quy phạm này, hơn nữa đây là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và Chính phủ thông qua kết quả pháp điển. Vì vậy, người sử dụng khi tra cứu, áp dụng hoàn toàn yên tâm về nội dung, hiệu lực của các quy định trong Bộ pháp điển.

Về hình thức, đây là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải công khai để mọi cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Do đó, Bộ pháp điển mang lại cho người sử dụng một cách tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác, không theo văn bản riêng lẻ, mà theo lĩnh vực, theo nhóm quan hệ xã hội, theo nhóm vấn đề. Đây là cách tiếp cận lấy người sử dụng làm trung tâm, cách tra cứu quy định pháp luật sẽ đi từ nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng. Quá trình xây dựng Bộ pháp điển là quá trình cấu trúc lại hệ thống pháp luật, sắp xếp các quy định trong hệ thống (không giới hạn theo văn bản), hướng đến sự lôgic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản pháp luật.

Khi thực hiện pháp điển 219/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát được gần 07 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời qua đó cũng đã nhận diện, phát hiện được những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Chính vì vậy, có thể khẳng định, hoạt động pháp điển một mặt giúp hệ thống hóa quy phạm pháp luật được đầy đủ về số lượng, bảo đảm về hiệu lực, nội dung, với cách tiếp cận, tra cứu thuận tiện, khoa học, lôgic, mặt khác đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý và giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật.

-Ông đánh giá như thế nào về sự đón nhận của xã hội đối với Bộ pháp điển và dự kiến thời gian tới sẽ có những giải pháp nào để có thể phát huy hơn nữa vai trò, giá trị của Bộ pháp điển trong đời sống xã hội?

Ông Hồ Quang Huy :

Qua theo dõi cho thấy, Bộ pháp điển đã bước đầu được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, giới luật sư, doanh nghiệp, giới nghiên cứu, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã từng bước chuyển từ thói quen khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu, dễ dàng hỗ trợ giải quyết công việc. Theo số liệu thống kê trên Cổng thông tin điện tử pháp điển, tính đến ngày 08/3/2022 đã có hơn 7 triệu lượt truy cập Bộ pháp điển.

Trong thời gian tới, cùng với việc tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Bộ pháp điển, Cục Kiểm tra văn bản QPPL sẽ tham mưu với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển thông qua một số hoạt động cụ thể như: Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển; tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng Bộ pháp điển; phối hợp với các tổ chức quốc tế (Tham chính viện Cộng hòa Pháp, EU JULE…) xây dựng tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia về cách thức sử dụng, hoàn thiện Bộ pháp điển… Đồng thời, Cục Kiểm tra văn bản QPPL sẽ tham mưu tổ chức các hoạt động khảo sát, tổng hợp ý kiến đánh giá, góp ý từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cũng như tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, triển khai các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Bộ pháp điển, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện thể chế trong công tác pháp điển, qua đó phát huy tốt nhất vai trò, giá trị của Bộ pháp điển trong thực tiễn đời sống xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

-Xin trân trọng cảm ơn Ông và xin chúc Cục KTVB QPPL tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp 45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 - 10/11/2024), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có thư chúc mừng tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội. Báo PLVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Bộ trưởng.

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngày 2 và ngày 9/11, Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh, Chi đoàn Sở Tư pháp, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi đoàn Cảnh sát giao thông Công an tỉnh phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu, huyện Đoàn huyện Hồng Dân và huyện Đoàn Vĩnh Lợi tổ chức Phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai
(PLVN) -  Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Lào Cai được thực hiện với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kịp thời đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Đây cũng là những kết quả tích cực hưởng ứng ngày Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11).

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) - Chiều ngày 8/11, Viện KSND TPHCM tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng (TAND TPHCM, VKSND TPHCM, Công an TPHCM , Cục Thi hành án Dân sự TPHCM) và cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.