Cục Kế hoạch – Tài chính (Bộ Tư pháp): Vững bước trưởng thành ở tuổi 25

Q. Cục trưởng Phan Anh Tuấn
Q. Cục trưởng Phan Anh Tuấn
(PLO) - Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9; toàn ngành Tư pháp kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Cục Kế hoạch – Tài chính (Bộ Tư pháp) cũng háo hức hướng tới Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (11/8/1993 -11/8/2018) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba - phần thưởng cao quý mà Nhà nước trao tặng vì những công lao đóng góp của Cục trong suốt thời gian qua.

Những mốc son đáng nhớ

Sau khi Quốc hội thông qua Luật TAND năm 1992 và Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự (THADS) từ TAND các cấp sang các cơ quan Chính phủ, trong năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 266-TTg về triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác THADS và Quyết định số 173-TTg về việc giao cho Bộ Tư pháp quản lý ngân sách của các TAND địa phương từ năm ngân sách 1993.

Việc giao cho Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ trên là một trong những chủ trương cải cách lớn, có tính đột phá lúc đó nhằm bảo đảm bảo tốt hơn sự độc lập trong thực hiện quyền xét xử của Tòa án, nâng cao hiệu lực thi hành các bản án, quyết định đã tuyên của Tòa án.

Trên cơ sở các nhiệm vụ mới được bổ sung và Nghị định số 38-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, ngày 11/8/1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 531b/QĐ-TC về việc thành lập Vụ Kế hoạch – Tài chính (nay là Cục Kế hoạch – Tài chính) thuộc Bộ Tư pháp. Trải qua quá trình 25 năm xây dựng và phát triển, Cục Kế hoạch – Tài chính đã phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, vững bước trưởng thành với nhiều mốc son đáng nhớ và có nhiều đóng góp thiết thực vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp.

Trong giai đoạn đầu, Vụ Kế hoạch – Tài chính đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ được giao, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý ngân sách, đảm bảo hoạt động cho hệ thống TAND địa phương. Đến năm 2002, thực hiện Luật Tổ chức TAND năm 2002, công tác quản lý ngân sách của các TAND địa phương được chuyển giao từ Bộ Tư pháp sang TAND Tối cao.

Bước sang giai đoạn 2003 – 2008, phối hợp với các đơn vị liên quan, Vụ đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trình cấp có thẩm quyền tập trung tăng cường nguồn lực vật chất đảm bảo hoạt động cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan THADS địa phương theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành. 

Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ là tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý về công tác tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ, kể từ ngày 4/12/2008, Vụ Kế hoạch – Tài chính được bổ sung chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý về công tác kế hoạch và thống kê của Bộ, đánh dấu bước ngoặt chuyển từ quản lý tài chính, cơ sở vật chất sang quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Đây là những lĩnh vực công tác mới nên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn nhưng đến nay công tác kế hoạch, thống kê của ngành Tư pháp đã từng bước đổi mới, gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Với sự ra đời của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, từ năm 2017, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp được nâng cấp mô hình tổ chức thành Cục Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ. Giai đoạn này tuy mới chỉ bắt đầu nhưng đã ghi dấu những đổi thay quan trọng, quyết định đường hướng phát triển của Cục trong nhiều năm tới.

Theo mô hình mới, Cục Kế hoạch - Tài chính có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về công tác kế hoạch, thống kê, tài chính, kế toán, quản lý tài sản công và đầu tư phát triển của Bộ Tư pháp; tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.  

Đạt kết quả nổi bật trong tất cả các lĩnh vực công tác

Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp; sự phối hợp tích cực, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ; đặc biệt là sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu bền bỉ của tập thể cán bộ, công chức và người lao động qua nhiều thế hệ trong suốt 25 năm qua, công tác của Cục Kế hoạch – Tài chính trong các lĩnh vực chuyên môn đã để lại nhiều dấu ấn.

Cụ thể là trong công tác quản lý ngân sách – tài sản, niềm tự hào của Cục Kế hoạch – Tài chính trong suốt 25 năm qua là Cục đã luôn chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời bố trí ngân sách đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của Bộ, ngành.

Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 của Cục Kế hoạch-Tài chính và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ảnh Thục quyên
Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 của Cục Kế hoạch-Tài chính và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ảnh Thục quyên

Cùng với việc tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, đến nay, số lượng các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ quản lý đã tăng lên 809 đơn vị. Thực hiện chủ trương khoán chi hành chính của Chính phủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngay từ năm 2006, Cục đã chủ động tham mưu cho Bộ trưởng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí cho 100% đơn vị dự toán thuộc khối quản lý hành chính. 

Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất cho các đơn vị thuộc Bộ đến nay từng bước đã được đầu tư đồng bộ, nhiều dự án xây dựng lớn đã, đang hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần quan trọng giúp các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tạo bộ mặt khang trang, hiện đại, tương xứng với vị thế mới của Bộ Tư pháp.

Đối với khối các cơ quan THADS, Cục Kế hoạch – Tài chính đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 Đề án về tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan THADS theo các giai đoạn. Thực hiện các đề án này, cơ sở vật chất của các cơ quan THADS ngày càng được tăng cường, đảm bảo trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn.

Tính đến cuối năm 2017, trong tổng số 773 cơ quan THADS địa phương đã có 63 Cục THADS và 676 Chi cục THADS được đầu tư xây dựng trụ sở, chiếm tỷ lệ 96%; 261 Cục và Chi cục THADS được đầu tư xây dựng kho vật chứng. 

Đối với công tác kế hoạch, Cục đã trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch trong ngành Tư pháp”, ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xây dựng kế hoạch trong ngành Tư pháp, Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp.

Trong bối cảnh Nhà nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh hoạt động xây dựng kế hoạch công tác thì đây được coi là bước đột phá về thể chế trong quản lý công tác kế hoạch ở phạm vi Bộ, ngành Tư pháp; là nền tảng quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng kế hoạch, phục vụ hiệu quả trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ trong toàn ngành.

Có thể nói, đến nay trên công tác kế hoạch và công tác tài chính nói chung đã có sự gắn kết, liên thông hơn trước. Công tác tài chính đã theo sát và phục vụ kịp thời hơn các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, ngành Tư pháp. Ngược lại, công tác kế hoạch cũng đã giúp cho hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách bảo đảm tính công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả.   

Trong công tác thống kê, với bề dày chưa đầy 10 năm nhưng Cục đã nỗ lực xây dựng và đặt nền móng ban đầu trong việc triển khai công tác thống kê tại Bộ. Hiện tại, thể chế về công tác thống kê của ngành Tư pháp cơ bản đã hoàn thiện với Thông tư số 10/2017/TT-BTP quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tư pháp và Thông tư số 04/2016/TT-BTP quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.

Hoạt động thu thập, tổng hợp số liệu thống kê đã được chuyên nghiệp hóa. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê được tăng cường với trọng tâm là đưa vào vận hành chính thức trang Thông tin thống kê ngành Tư pháp và nghiên cứu hoàn thiện phần mềm thống kê theo Thông tư số 04/2016/TT-BTP. Có thể nói, công tác thống kê của Bộ đã đi vào nền nếp, chất lượng các thông tin thống kê ngày càng được cải tiến, phục vụ hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết, công bố, phổ biến thông tin thống kê của Bộ, ngành; phục vụ báo cáo chỉ tiêu thống kê quốc gia và trở thành một trong những công cụ thiết yếu trong hoạt động quản lý, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp. 

Gặt hái nhiều “quả ngọt”

Trong suốt 25 năm qua, với sự cố gắng hết mình của cả tập thể, Cục đã nhiều lần được cấp trên khen thưởng với hình thức cao như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013, Cờ thi đua Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương năm 2014, 2 Cờ thi đua ngành Tư pháp năm 2012 và năm 2017; nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và được tặng Bằng khen của Bộ trưởng.

Nhiều cá nhân trong đơn vị đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp, tặng Bằng khen... Đặc biệt năm nay, Cục vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý, là món quà tinh thần vô giá đối với đơn vị nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.

Nhìn lại quá trình 25 năm hoạt động của đơn vị, các thế hệ công chức Cục Kế hoạch – Tài chính  không khỏi bồi hồi, tự hào về những đóng góp của mình vào sự trưởng thành của Cục, về những đóng góp quan trọng của Cục trong việc đảm bảo các nhu cầu tài chính cho toàn ngành và đặt những nền móng vững chắc cho công tác kế hoạch, thống kê ngành.

Thời gian tới, Cục Kế hoạch – Tài chính sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, tạo động lực mạnh mẽ trong toàn đơn vị quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần hơn nữa vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp. 

Đọc thêm

Sức sống mới trên đảo Trường Sa

Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa giao lưu trong một tiết mục giao lưu văn nghệ
(PLVN) -Những ngày tháng Tư, Trường Sa đang là mùa khô, khí hậu khắc nghiệt, nắng cháy da người nhưng kỳ lạ trên đảo vẫn mướt một màu xanh, từ cảnh quan, cây trồng, đến vườn ươm, vườn rau trong khuôn viên của cán bộ, chiến sỹ. Sức sống mãnh liệt trên đảo giống như con người nơi đây, càng khó khăn, càng can trường, quả cảm, vì nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ biển trời Tổ quốc.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.