Cuba quyết 'làm rõ' vụ 'tấn công sóng âm'

Khuôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Cuba
Khuôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Cuba
(PLO) - Ủy ban các chuyên gia Cuba từng nghiên cứu cái gọi là các “cuộc tấn công sóng âm” mà Mỹ giả định đã ảnh hưởng tới các nhà ngoại giao nước này làm việc tại La Habana đã gửi lời mời các nhà khoa học tham gia vào diễn đàn trực tuyến trong 2 ngày 15 và 16/11 về vấn đề này trên địa chỉ “supuestosataques.redciencia.cu”, nhằm trao đổi những thông tin và ý kiến của cộng đồng khoa học quốc tế hay những người quan tâm và theo dõi sự kiện này. 

Tiền đề cho cuộc trao đổi là việc Mỹ đã khẳng định các nhà ngoại giao nước này tại La Habana đã chịu các triệu chứng của “tấn công sóng âm”. Các “nạn nhân” này đã nghe thấy những tiếng động trong nơi cư trú của mình và có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, mất thăng bằng, mất thính lực, đau mặt và bụng, suy giảm trí nhớ và tổn thương não. 

Có phải do sóng âm?

Do vậy, cuộc tranh luận sẽ tập trung vào 3 câu hỏi: Những triệu chứng đã được mô tả có thể là hậu quả của tấn công sóng âm không? Những căn bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng này không? Có khả năng các nguyên nhân bệnh bắt nguồn từ yếu tố tâm lý - xã hội không? 

Ủy ban nêu trên cho biết không được tiếp cận các chứng cứ y tế của những người “bị ảnh hưởng”, và chỉ được nhận một bản tóm tắt y tế thiếu nhiều dữ liệu cơ bản cùng một số mẫu âm thanh mà các quan chức Mỹ cung cấp. Ủy ban các chuyên gia Cuba bao gồm chuyên gia trong các lĩnh vực vật lý, viễn thông, y học nội khoa, thần kinh học, sinh lý học thần kinh, khoa tai mũi họng, thính học, dịch tễ học, y tế môi trường, côn trùng học, tâm lý học và xã hội học. Những người theo dõi cũng có thể tham vấn các đoạn băng ghi hình mà Ủy ban này đã đăng tải tại trang web nêu trên. 

Trước đó, phía Mỹ cho rằng 24 nhân viên ngoại giao nước này tại La Habana bị ảnh hưởng về sức khỏe, gồm suy giảm thính lực, các vấn đề về nhận thức và mất ngủ, sau khi nghe những âm thanh lạ từ tháng 11/2016. Mặc dù không trực tiếp đổ lỗi cho phía Cuba, song phía Mỹ nhấn mạnh trách nhiệm của Cuba là phải đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao trên lãnh thổ đảo quốc vùng Caribe này. Tới tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ, cho dù tới tháng 6, phía Mỹ mới cử đoàn phối hợp điều tra đầu tiên tới Cuba. Washington cho đến nay chưa hề công bố bất kỳ bằng chứng nào, song đã chính thức gọi vụ việc trên là các cuộc “tấn công sóng âm” và tiến hành hàng loạt biện pháp làm leo thang căng thẳng song phương, bao gồm cả việc rút 60% số nhân viên tại Đại sứ quán của mình ở La Habana về nước và trục xuất tổng cộng 15 nhân viên của Đại sứ quán Cuba tại Mỹ.

CIA đứng sau vụ “tấn công sóng âm” ?

Tuy nói có cuộc “tấn công sóng âm” khiến ít nhất 22 nhà ngoại giao Mỹ tại La Habana bị tổn hại sức khỏe song không một cơ quan tình báo nào của Mỹ có thể đưa ra bằng chứng cụ thể về trách nhiệm của La Habana, hay của ai khác cụ thể trong vấn đề đầy nghi vấn này. 

Bên cạnh đó, trong số những “kiến trúc sư” của CIA, lại nổi lên 2 nhân vật mờ ám nhất trong số giới hữu khuynh bảo thủ cực đoan của Mỹ là Thượng nghị sĩ “mafia” Marco Rubio và Giám đốc CIA Michael Richard “Mike” Pompeo, đôi bạn thân nằm ngoài con mắt công chúng và là những người đã trình bày với Tổng thống Trump kế hoạch hành động bí mật này. Mặc dù trước đó, kế hoạch này cũng đã được phe cực hữu thúc đẩy trong chính quyền của cựu Tổng thống Obama, nhưng do ông này nghiêng về việc phát triển ngoại giao giữa hai nước hơn, nên nó đã bị đóng băng cho tới khi ông Donald Trump lên cầm quyền. 

Kể từ khi nhà tài phiệt này nhậm chức, CIA đã được “bật đèn xanh” để triển khai chiến dịch này, trong khi Marco Rubio – người trên thực tế đã trở thành cố vấn đặc biệt của ông Trump trong vấn đề Cuba và Mỹ Latinh – đảm trách việc kích động những thế lực thù địch với La Habana và thao túng truyền thông theo hướng này. Nhân vật diều hâu này từng tuyên bố: “Bộ Ngoại giao (Mỹ) phải tiến hành cuộc điều tra riêng của mình và trình bày báo cáo đầy đủ tới Quốc hội”. 

Trên thực tế, loại chiến dịch giả mạo do CIA và phe cựu hữu Mỹ tiến hành cũng không quá bí mật, bởi phương tiện mà họ sử dụng gồm cả cỗ máy truyền thông hậu thuẫn cho cuộc chiến tư tưởng bệnh hoạn chống lại Cuba. Những thương tổn đối với các điệp viên CIA tại thực địa cũng bị giả mạo. Đặc biệt, việc La Habana “vi phạm” Công ước Vienna về bảo vệ các nhà ngoại cũng bị giả mạo và bóp méo, nhằm đóng băng quá trình xích lại gần nhau mà cựu tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Cuba thúc đẩy. Và chính AP của Mỹ là hãng tin đầu tiên vạch mặt sự hiện diện của các điệp viên Mỹ tại Cuba... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.