Cử tri quận 2 đề nghị đưa vấn đề Thủ Thiêm ra Quốc hội thảo luận

Người dân trình bày với ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (bên phải)
Người dân trình bày với ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê (bên phải)
(PLVN) - Ngày 7/5, đơn vị 7, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND TP), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng đoàn chuyên trách) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó Chánh án TAND TP) đã tiếp xúc với cử tri quận 2 trước kỳ họp Quốc hội.

Dân mỏi mòn chờ giải quyết

Phát biểu mở đầu tại buổi tiếp xúc, ông Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định, Đoàn không né tránh vấn đề Thủ Thiêm trong các kỳ họp Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng cho hay: “Chúng tôi giám sát, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp giải quyết quyền lợi cho người dân. Khi nào người dân còn khiếu nại, còn bức xúc thì các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, rà soát lại để giải quyết cho bà con. Cần phải xem xét đến từng hồ sơ cụ thể để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bởi vì trên từng hồ sơ cụ thể mới phát hiện cái gì đúng, cái gì sai”.

Sau khi có ý kiến của các ĐB QH, cử tri Lê Thị The (ngụ phường Bình An) phát biểu, đề nghị các ĐBQH phải sớm giải quyết các khiếu nại của 115 hộ dân đã ra Hà Nội khiếu kiện và đề nghị Thanh tra Chính phủ (TTCP) lập đoàn thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Cử tri Cao Thắng Ca thì cho rằng, các sai phạm ở Thủ Thiêm đã quá rõ và sau một năm lãnh đạo TP gặp bà con nghe khiếu nại, đến nay vẫn chưa có kết quả khiến bà con bức xúc. “Tôi đề nghị Đoàn ĐBQH TP đưa “đại án” Thủ Thiêm ra Quốc hội lần này để thảo luận và khởi tố vụ án sai phạm tại Thủ Thiêm”, ông Ca nói.

Cầm đơn kiến nghị có chữ ký của 708 hộ dân Thủ Thiêm, ông Nguyễn Hồng Quang cho hay chính sách đền bù tại Thủ Thiêm là không đúng theo quy định pháp luật. 

“Đề nghị TTCP lập đoàn thanh tra toàn diện mới giải quyết được. Vì một năm đã trôi qua từ lần chị Quyết Tâm, anh Nhân hứa sẽ giải quyết cho bằng được vấn đề Thủ Thiêm nhưng chưa có tiến triển”, ông Quang nói và cho biết có đầy đủ bằng chứng chứng minh kiến nghị của các hộ dân là đúng. 

Cùng quan điểm, cử tri Trương Văn Sinh đề nghị Đoàn ĐBQH giám sát ngày giờ nào UBND TP tổ chức đối thoại người dân theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình để báo cáo Chính phủ trước ngày 1/6.

Ông Sinh cho rằng, Thông báo 1483 của TTCP chỉ kết luận 4,3ha ở khu phố 1, phường Bình An (quận 2) nằm ngoài ranh quy hoạch là chưa đầy đủ. Thực tế diện tích đất nằm ngoài ranh quy hoạch lớn hơn rất nhiều. 

Đến gần trưa, nhiều người đứng dậy bày tỏ bức xúc vì chưa được phát biểu… 

Đại biểu Quốc hội cũng tâm tư

Cuối cuộc tiếp xúc, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, Đoàn ĐBQH đã chuyển văn bản kiến nghị của cử tri liên quan Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến các cơ quan có liên quan, có văn bản khá tổng quát về vấn đề Thủ Thiêm báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện của Quốc hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam...

“Nếu trong kỳ họp Quốc hội sắp tới có đặt vấn đề với TTCP về công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại, Đoàn sẽ đưa vấn đề Thủ Thiêm ra chất vấn”, ông Khuê nói.

Một cử tri nêu lên bức xúc.
Một cử tri nêu lên bức xúc.

Ông Khuê cho hay ông cũng tâm tư, rất nóng ruột vì vụ việc Thủ Thiêm kéo dài khá lâu nhưng đến nay chưa giải quyết xong, có sự chậm trễ. Đáng lẽ việc giải quyết những kiến nghị xác đáng đó của người dân phải được giải quyết nhanh hơn, nhưng do lịch sử thời gian khá lâu, do quy định của các văn bản... nên nhiều vấn đề cần phải xem xét một cách thận trọng hơn. Đơn cử như về giá bồi thường, phải xem xét từng loại, nhóm để có đơn giá phù hợp chứ không phải ở đâu cũng giống nhau.

Ông Khê cũng đề nghị các cơ quan có liên quan nhanh chóng giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm, bởi vụ việc đã kéo dài quá lâu, cuộc sống người dân quá khó khăn.

Phó đoàn ĐBQH TP HCM cũng hứa sẽ tiếp tục thực hiện giám sát để dứt điểm vấn đề khiếu kiện ở Thủ Thiêm. “Dù cho còn một hộ dân mà quyền lợi bị ảnh hưởng cũng phải được tôn trọng và xem xét một cách khách quan và đúng quy định pháp luật”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói đó là cách hành xử của các ĐBQH liên quan đến quyền lợi của người dân Thủ Thiêm.

“Cá nhân tôi cũng không né tránh, đấu tranh trực diện với các cơ quan quản lý nhà nước để tìm giải pháp giải quyết hợp lý vấn đề Thủ Thiêm”, bà Tâm một lần nữa khẳng định và cho biết bản thân bà và Đoàn ĐBQH sẽ tiếp tục đốc thúc và giám sát vấn đề Thủ Thiêm mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Một lần nữa ở buổi tiếp xúc này, bà Tâm khẳng định cái gì khi thực hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn sai sót thì phải sửa sai, chính quyền làm sai thì phải sửa. Và ai làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Từ đó, bà Tâm cho rằng khi sửa sai phải trao đổi, đối thoại với người dân để tìm cách tháo gỡ hợp lý, không áp đặt. “Tôi cũng thấy vụ việc Thủ Thiêm giải quyết quá chậm”, bà Tâm nói và cho biết tinh thần của Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo là phải giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trước Tết Nguyên đán để bà con ổn định cuộc sống. Nhưng còn những vấn đề bà con còn ý kiến khác nhau và cần có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ nên đến tháng 5/2019 rồi vẫn chưa được giải quyết như ranh qui hoạch, chính sách tái định cư, giá đền bù…

Cuối buổi tiếp xúc, bà Tâm nói rằng sẽ ngồi lại với MTTQ quận 2 để rút kinh nghiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc những lần sau tốt hơn, dân chủ và để nhiều người được phát biểu ý kiến hơn. 

Như đã thông tin, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1996. Nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 và chỉ cách 300 m đường chim bay, khu đô thị sẽ là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp mở rộng của TP HCM.

Dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng, song vẫn còn hàng trăm hộ dân khiếu kiện suốt hàng chục năm qua. Họ cho rằng đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sai quy định.

Sau bốn tháng vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, tháng 9/2018, TTCP công bố kết luận: TP HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có nhiều sai phạm trong quá trình quy hoạch dự án, phá vỡ quy hoạch Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất. UBND TP HCM được yêu cầu làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, Tổ trưởng giải quyết vấn đề Thủ Thiêm đã nhiều lần gặp gỡ người dân trao đổi về các chính sách bổ sung mà TP dự kiến áp dụng.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...