Cử tri đề nghị đưa thêm nội dung về Biển Đông vào Sách giáo khoa

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các cử tri.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các cử tri.
(PLVN) -“Bằng chứng lịch sử rất xác đáng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”, cử tri Nguyễn Văn Đoàn (phường Cống Vị, Ba Đình) nói và đề nghị các nhà khoa học cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa thêm nội dung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình Sách giáo khoa.

Sáng nay (ngày 15/10),Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội (Đơn vị bầu cử số 1) đã tiếp xúc cử tri 3 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.

Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Huyền Mai.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đại biểu Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Quân khu 1 đã báo cáo nội dung dự kiến của Chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV. Tiếp đó, đại biểu Trần Thị Phương Hoa, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy báo cáo kết quả trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ tiếp xúc trước.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ kỳ vọng vào sự thành công của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV sắp tới, đặc biệt là lòng tin với Đảng, Quốc hội về quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo. 

“Bằng chứng lịch sử rất xác đáng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”, cử tri Nguyễn Văn Đoàn (phường Cống Vị, Ba Đình) nói và đề nghị các nhà khoa học cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa thêm nội dung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình sách giáo khoa.

Cử tri đề nghị đưa thêm nội dung về Biển Đông vào Sách giáo khoa ảnh 1
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. 

Cùng quan tâm vấn đề trên, cử tri Nguyễn Mạnh Hảo (phường Điện Biên, Ba Đình) cho biết, nhân dân rất quan tâm và lo lắng trước việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam (khu vực bãi Tư Chính), bất chấp luật pháp quốc tế. Nhân dân mong Đảng, Nhà nước có những quyết sách để bảo vệ vững chắc thềm lục địa và lãnh hải của tổ quốc.

Đề cập đến vấn đề phòng chống tham nhũng, cử tri Nguyễn Mạnh Hảo cho rằng thực trạng về tham nhũng, lãng phí hiện nay vẫn đang nhức nhối trong xã hội. Nhân dân rất chia sẻ, ủng hộ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khi quyết tâm rất cao trong cuộc chiến chống giặc nội xâm đang trở thành cao trào, mạnh mẽ.

Mặc dù bước đầu đã thu được kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tuy nhiên, theo cử tri Hảo, vẫn còn nhiều việc phải làm trong công tác phòng chống tham nhũng, bởi kết quả chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Theo ông các giải pháp trong phòng, chống tham nhũng vừa qua chưa đủ sức răn đe, trong khi đó hành vi tham nhũng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp. Nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã được phanh phui, xét xử công khai nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở cho những người có chức quyền lộng hành. Do đó, cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước cần có giải pháp mạnh tay và kiên quyết hơn nữa.

Để công cuộc phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả, trước hết phải có một bộ máy trong sạch, đặc biệt đội ngũ cán bộ chống tham nhũng phải sạch, trong sáng, chí công vô tư. 

“Phải xử lý nghiêm những cán bộ để xảy ra tham nhũng và tham nhũng. Khi xử lý xong phải tịch thu tài sản của họ sung vào công quỹ, không để tư tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” và kiên quyết không sử dụng những cán bộ có tư tưởng vụ lợi, tham nhũng vào đội ngũ lãnh đạo các cấp” - cử tri Hảo kiến nghị.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri. 

Bên cạnh những kết quả tích cực thời gian qua, song cử tri Nguyễn Văn Khiêm (quận Hoàn Kiếm) cho rằng, thời gian tới vẫn còn nhiều việc phải làm. Điển hình là nhiều nghị định dưới luật ban hành còn chậm, nhiều văn bản quy định chưa hợp lý; nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em; gần đây nhất là sự cố nước sông Đà có mùi dầu, mùi khét ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người dân...Ông mong Đảng, Chính phủ, các cơ quan hữu quan cần sớm có biện pháp khắc phục tình hình, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Liên quan tới tình trạng ô nhiễm môi trường, các cử tri đánh giá, TP Hà Nội cùng các ban ngành chưa kiên quyết trong việc xử lý ô nhiễm không khí. Cử tri Mẫn Văn Mai (phường Xuân La, Tây Hồ) đề cập đến thông tin Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới.

“Hiện TP Hà Nội đã xác định được nồng độ ô nhiễm hay chưa, nếu đã có thì có biện pháp gì xử lý hay không?”, cử tri Mai đặt câu hỏi, đồng thời đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng thành phố Hà Nội đưa ra biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường một các thỏa đáng để nhân dân yên tâm.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.