Cụ Trần Văn Thêm chỉ được hưởng 60% số tiền bồi thường oan sai?

Cụ Trần Văn Thêm.
Cụ Trần Văn Thêm.
(PLVN) - Trao đổi với phóng viên, cụ Trần Văn Thêm cho biết, theo thoả thuận giữa cụ và văn phòng luật sự Hoà Lợi thì sau khi đòi được số tiền bồi thường, Văn phòng luật sư được hưởng 40% số tiền, còn cụ Thêm được hưởng 60%.

Như PLVN phản ánh, vụ án oan của cụ Trần Văn Thêm (83 tuổi, trú tại xã yên Phu, huyện Yên Phòng, tỉnh Bắc Ninh) xảy ra vào đêm 23/7/1970. Thời điểm này, cụ Trần Văn Thêm và người em họ cùng quê tên Nguyễn Khắc Văn ngủ tại một lều cắt tóc ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc thì bị cướp tấn công.

Bị cụ Thêm đánh lại, tên cướp lao xuống sông tẩu thoát để lại hậu quả là người em họ Nguyễn Khắc Văn tử vong do bị thương nặng. Sau đó, cụ Thêm bị quy kết giết người em họ để cướp tài sản và bị tuyên án tử hình. 

Đến năm 1975, đối tượng Phan Thanh Nhàn (trú tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) khai mình là hung thủ của vụ án trên. Ủy ban Thẩm phán Tòa án Tối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy định của pháp luật.

Đến tháng 8/2016, các cơ quan tố tụng cấp trung ương đã công khai xin lỗi cụ Thêm và gia đình, kết thúc 41 năm oan sai. Sau đó, TAND Cấp cao tại Hà Nội chấp nhận bồi thường cho cụ Thêm 6,7 tỉ đồng.

Ngày 8/7, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với cụ Trần Văn Thêm và ông Trần Văn Sáu (con trai cụ Thêm), người đứng đơn tố cáo việc cụ được TAND Cấp cao Hà Nội bồi thường oan sai trên 6,7 tỉ đồng nhưng chỉ "cầm về nhà" trên 2 tỉ đồng.

Ông Sáu cho biết, bố mình tuổi cao, trình độ văn hoá thấp, tinh thần và thần kinh căng thẳng nên đã uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Giám đốc Công ty Luật Hoà Lợi, nhận bồi thường do TAND Cấp cao tại Hà Nội.

Theo đơn của ông Sáu thì dù được bồi thường oan sai trên 6,7 tỉ đồng nhưng cụ Trần Văn Thêm chỉ nhận được 6 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 500 triệu đồng do ông Hoà đưa. Trong đó, ông Hoà giữ giúp một sổ trị giá 500 triệu đồng.

Trên đường từ nhà ông Hoà (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) trở về nhà ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, anh Trần Văn Được (cháu họ ông Thêm) đã xin một sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng. Do vậy, khi về đến nhà, ông Thêm chỉ còn 4 sổ tiết kiệm tổng trị giá 2 tỉ đồng và 100 triệu tiền mặt. 

"Nhà nước đã trả đủ số tiền đền bù theo yêu cầu người bị oan là 6,7 tỉ đồng nhưng bố tôi mang về đến nhà chỉ còn trên 2 tỉ đồng", anh Sáu cho biết và đề nghị Công an huyện Yên Phong làm rõ dấu hiệu chiếm đoạt tiền bồi thường oan sai của bố mình là ông Trần Văn Thêm.

Tại buổi làm việc với cơ quan công an và trao đổi với phóng viên báo PLVN, cụ Thêm cho biết, theo thoả thuận giữa cụ và văn phòng luật sư Hoà Lợi thì sau khi đòi được số tiền bồi thường, Văn phòng Luật sự được hưởng 40% số tiền, còn mình được hưởng 60%. Chính vì vậy, văn phòng luật sư đã nhận 2,7 tỷ đồng; anh Trần Văn Được nhận 500 triệu đồng, số còn lại gửi thành 6 sổ tiết kiệm mỗi sổ trị giá 500 triệu đồng (hiện đã lấy ra chia cho các con và chi tiêu).

Trước đó, trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Văn Hoà, Văn phòng luật sư Hoà Lợi khẳng định đã hoàn trả toàn bộ số tiền trên 6,7 tỉ đồng mà TAND Cấp cao tại Hà Nội bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm. Ông Hòa đưa ra giấy giao nhận tiền bồi thường được lập ngày 19/3/2018 trước sự chứng kiến của anh Trần Văn Được cháu họ ông Thêm.

Ông Hoà cũng thừa nhận mình "đang giữ hộ" một cuốn sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng đứng tên ông Trần Văn Thêm suốt hơn một năm qua và việc này "do ông Thêm tự nguyện nhờ".

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM.
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP HCM cho biết, sự việc cần được cơ quan công an tiếp nhận điều tra, làm rõ.

“Cho đến thời điểm hiện tại vụ việc này chưa có kết luận cuối cùng nên chúng ta chưa thể phán xét bên nào đúng hay sai. Vì chưa nắm hồ sơ vụ việc nên bản thân tôi cũng không thể nào đưa ra một nhận xét chính xác về vụ việc này. Do cũng không biết là ông Hòa mang danh nghĩa cá nhân hay là tổ chức hành nghề luật sư để làm những việc này nên càng không nên có những nhận xét ảnh hưởng đến giới luật sư. Nhưng cho dù tổ chức hay cá nhân nào làm sai thì cũng sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, Luật sư Bình thông tin thêm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.